Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Hội nghị điểm bầu trưởng bản bản Hậu - xã Tam Lư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

Ngày 26/04/2022 00:00:00

Hội nghị điểm bầu trưởng bản bản Hậu - xã Tam Lư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

HỘI NGHỊ BẦU TRƯỞNG BẢN, BẢN HẬU -  XÃ TAM LƯ.

Thực hiện hướng dẫn số: 01/HD - UBND, ngày 04/4/2022. Về việc tổ chức bầu Trưởng bản, khu phố nhiệm kỳ 2022 - 2025. Hôm nay ngày 26/4/2022 tại hội trường nhà văn hoá Bản Hậu -  xã Tam Lư đã diễn ra hội nghị bầu trưởng bẩn Bản Hậu, nhiệm kỳ 2022 - 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Phạm Văn Tín - Phó bí thư thường trực Đảng uỷ và các đồng chí trong TT Đảng uỷ - HĐND - UBND - MTTQ - Trưởng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hôi, trưởng bản các bản trong toàn xã và đại diện 151 hộ dân Bản Hậu về dự hội nghị.

( Đ/c: Lữ Văn On - Trưởng bản nhiệm kỳ 2020 - 2022 khai mạc hội nghị )

Bản Hậu là một bản Trung tâm của xã Tam Lư, bản có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 96 %, còn lại là dân tộc Mường và Kinh. Tổng số đảng viên trong toàn chi bộ là 61 đảng viên. 

Tổng diện tích tự nhiên là: 571,4 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 514,7 ha; Diện tích đất nông nghiệp 18,5 ha; diện tích đất thổ cư 4,7 ha và đất khác là 33,3 ha. Tổng số hộ trong bản là 154 hộ,Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 chiếm 31,81 %; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 33 triệu đồng người/năm; năm 2021 đạt 37 triệu đồng/người/năm.

Trong nhiệm kỳ qua  bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn đó là: Do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại và tác động đến chăn nuôi, sản xuất; giá cả thị trường nhiều mặt hàng biến động xuống thấp, dịch tả lợn Châu Phi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhưng với quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân. Nhiệm kỳ 2020 – 2022 Chi bộ đã tập lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,  

( Đồng chí: Phạm Văn Tín  - PBT TT Đảng uỷ phát biểu chỉ đạo hội nghị)

  NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA XÃ HỘI, QUỐC PHONG -  AN NINH

*. Về lĩnh vực kinh tế    

- Sản xuất Nông  nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 18 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là 9,2 ha, diện tích trồng Ngô, sắn và hoa màu khác 5 ha; năng xuất lúa bình quân đạt 48 tạ/ha. Do làm tốt công tác tuyên truyền bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Đặc biệt trong năm 2022 thực hiện thí điểm mô hình trồng lúa nhật trên 7 ha.

- Chăn nuôi: Được sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp, các ngành BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện đàn trâu: 8 con, đàn bò 165 con; đàn Dê 15 con, đàn lợn 420 con, đàn gia cầm khoảng 2950 con. 

- Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR: Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ đạo và tuyên truyền các hộ gia đình chú trọng công tác trồng rừng bổ sung đảm tính bền vững, trong nhiệm kỳ đã trồng mới được 3,5 ha rừng luồng, vầu; có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đảm bảo tốt công tác PCCCR, không để xảy ra cháy rừng và các vụ khai thác lâm sản trái phép phải xử lý.

Số lượng khai thác nan thanh được trên 1300 tấn; luồng khai thác được trên 3600 cây; ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập .

Hiện trên địa bàn có 8 xưởng sơ chế tăm mành tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 40 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

*. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

- Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc; phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT luôn được duy trì thường xuyên, tham gia giao lưu nhân các ngày lễ, kỷ niệm do xã phát động và các bản trong và ngoài xã mời. Qua đó phong trào được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Số hộ gia đình văn hóa tăng dần theo từng năm, hiện có 135 / 154 hộ  đạt gia đình văn hóa thể thao. 

-  Quan tâm làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên tham gia giúp đỡ ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách; các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Giúp đỡ 1 ngày công.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công xây dựng các công trình như:  Khuôn viên nhà văn hóa khang trang sạch đẹp, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

- Cùng với các bản trong toàn xã, quyên góp hỗ trợ công tác phòng chống cô vid - 19; trên địa bàn xã, huyện với số kinh phí trên 4 triệu đồng.

*. Lĩnh vực AN và trật tự an toàn xã hội 

- Chỉ đạo Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; kịp thời xử lý, giải quyết khi có vụ việc xảy ra, không để phức tạp, tồn động kéo dài. 

- Duy trì A dân quân bản, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

*. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 

 Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu; tập trung công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM kiểu mẫu , với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. kết quả cuối năm 2020 bản được công nhận bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Riêng năm  2020 từ nguồn kinh phí trên hỗ trợ của cấp trên, được sự thống nhất của chi bộ và nhân dân đã triển khai xây dựng công trình đường hoa bằng đá cuội,  cải tạo khuôn viên nhà văn hóa, di dời tượng niệm liệt sỹ, xây sân khấu ngoài trời và trong đầu năm 2022 thực hiện theo nghị quyết của chi bộ đã cắm biển cấm khúc sông từ đoạn dưới cầu treo xuống đến Hát Hậu và cắm biển bảo tồn các cây đa cổ thụ con đường dọc bờ sông ra bán trú , vận động mỗi nhà duy trì cột điện thắp sáng đường quê.

*. Công tác quản lý, điều hành của Ban quản lý bản

Ban Quản lý đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý điều hành, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động cụ thể hoá Nghị quyết của Chi bộ đề ra, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có trọng tâm, trọng điểm. Giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân quan tâm. 

*. Hoạt động của ban Công tác mặt trận và các đoàn thể

Hoạt động của ban Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể được nhiều kết quả. Phương pháp tập hợp quần chúng ngày một đa dạng, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Các đoàn thể chính trị xã hội luôn củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sát với thực tế, từng bước đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức.

( Toàn cảnh hội nghị )

NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

+ Những tồn tại hạn chế

- Về kinh tế: 

- Chỉ tiêu, kế hoạch trong nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành, xong có mặt còn chậm và hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với lợi thế, nhất là về lâm nghiệp, phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, chất lượng còn thấp.

- Chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, chưa thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ, trao đổi hàng hóa tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn chậm so với tình hình phát triển chung, chủ yếu hàng hóa tự cung, tự cấp.

 - Văn hoá xã hội.

Chất lượng hoạt động bản văn hóa, gia đình văn hoá chưa được duy trì thường xuyên. Thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới nhìn chung còn lãng phí, tốn kém.

Việc duy trì thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu có thời điểm còn hạn chế; nhất là tiêu chí về môi trường.

- Quốc phòng – an ninh

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và  nhân dân chưa thường xuyên, nhận thức và chấp hành pháp luật của số ít người dân còn hạn chế; việc sử dụng xung kích điện trái phép đang còn diễn ra; một bộ phận thanh, thiếu niên còn ham chơi, đua đòi. 

*. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Về khách quan: 

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do ảnh hưởng của tập quán sản xuất và tư duy chưa đổi mới; ý thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn đầu tư, sản xuất; do đó chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ.

+ Trình độ dân trí không đồng đều, sử dụng lao động, hiệu quả chất lượng còn thấp.

- Về chủ quan: 

+ Trình độ năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp ủy – BQL chưa đồng đều, chủ yếu vận dụng qua kinh nghiệm thực tế.

+ Việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu kiểm tra, giám sát, các đoàn thể vào cuộc chưa đồng bộ trong thực hiện công việc.

·        BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ qua, BQL đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

1- Trước hết phải tranh thủ sự giúp đỡ, sát sao của các cấp, các ngành từ Huyện  đến Xã; mà trực tiếp là Đảng uỷ, HĐND, UBND- MTTQ và các khối đoàn thể của xã. 

2- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, đề cao quyền làm chủ của nhân dân.

3- Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng; điều hành của chính quyền trong xây dựng Chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; phải bám sát các định hướng chỉ tiêu đề ra, có tính chiến lược. Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kính tế - xã hội; gắn với  đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NHIỆM KỲ 2022 - 2025

- Phương hướng chung

 Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết 04, 05, 07 của Huyện ủy Quan Sơn; Chương trình hành động của Đảng ủy,  kế hoạch của UBND xã Tam Lư về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; không ngừng được phát huy; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; Xây dựng giữ vững bản nông thôn mới kiểu mẫu.

- Mục tiêu cụ thể

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 - 40 triệu đồng /người/năm

- Hàng năm tạo được việc làm mới cho từ 50 - 60 lao động trở lên; trong đó Xuất khẩu lao động phấn đấu từ  5 đến 10 lao động

- 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống  25,97  %/ năm

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng  không còn.

- Tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100 % trở lên;

- Phấn đấu năm 2022 quản lý và bảo vệ được khúc sông có hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào chăn nuôi lợn, phấn đấu 1 hộ chăn nuôi được 10 con trở ên.

- Trồng cây ngắn ngày mà thu nhập có hiệu quả, như trồng cây chuối, cây sắn…../.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước phát triển mới đối với nông, lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Làm tốt công tác bảo vệ rừng. Trồng mới từ 10 ha rừng các loại, tỷ lệ che phủ rừng đạt 98 % trở lên. Đến năm 2025 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 25%; nông lâm; thủy sản ước đạt 5%, dịch vụ thương mại ước đạt 16 %; khai thác tài nguyên ước đạt 54 %.

Khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ nông dân xây dựng các xưởng chế biến lâm sản như: tăm mành, đũa tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 

Làm tốt công tác quản lý, khai thác nan thanh có hiệu quả, khai thác theo quy trình để đảm bảo trong mùa sinh măng; nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành nội quy, quy chế của bản.

*. Văn hoá – xã hội.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá- xã hội:

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân.

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt  công tác dân số và phát triển.

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào vệ sinh, phòng bệnh và các biện pháp an toàn thực phẩm, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với Nước; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. 

-Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội:

Khuyến khích các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại bản.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo, kịp thời rà soát đề nghị cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Duy trì và phát triển quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “ Vì người nghèo” .

- Đảm bảo Quốc phòng – an ninh

 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân nhận thức sâu sắc; đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa các loại tội phạm, tai tệ nạn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra, không để xảy ra điểm nóng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. 

 Phát huy sức mạnh của Ban công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội:

Xây dựng, củng cố Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thực sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể, Phát huy công tác phối hợp giữa Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể quần chúng với các lực lượng trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đảm bảo ổn định ANCT – TTATXH; xây dựng làng bản ngày càng giàu đẹp, văn minh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Hội nghị đã bầu đồng chí: Hà Văn Nhượng giữ chức vụ trưởng bản, nhiệm kỳ 2022 – 2025.

( Đồng chí: Hà Văn Nhượng - Tân trưởng bản phát biểu nhận nhiệm vụ và bế mạc hội nghị )

 

Tin và ảnh: Hà Văn Thay -  Phó chủ tịch UBND xã

 

                                        

 









  

Hội nghị điểm bầu trưởng bản bản Hậu - xã Tam Lư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

Đăng lúc: 26/04/2022 00:00:00 (GMT+7)

Hội nghị điểm bầu trưởng bản bản Hậu - xã Tam Lư, nhiệm kỳ 2022 - 2025

HỘI NGHỊ BẦU TRƯỞNG BẢN, BẢN HẬU -  XÃ TAM LƯ.

Thực hiện hướng dẫn số: 01/HD - UBND, ngày 04/4/2022. Về việc tổ chức bầu Trưởng bản, khu phố nhiệm kỳ 2022 - 2025. Hôm nay ngày 26/4/2022 tại hội trường nhà văn hoá Bản Hậu -  xã Tam Lư đã diễn ra hội nghị bầu trưởng bẩn Bản Hậu, nhiệm kỳ 2022 - 2025. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Phạm Văn Tín - Phó bí thư thường trực Đảng uỷ và các đồng chí trong TT Đảng uỷ - HĐND - UBND - MTTQ - Trưởng các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hôi, trưởng bản các bản trong toàn xã và đại diện 151 hộ dân Bản Hậu về dự hội nghị.

( Đ/c: Lữ Văn On - Trưởng bản nhiệm kỳ 2020 - 2022 khai mạc hội nghị )

Bản Hậu là một bản Trung tâm của xã Tam Lư, bản có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 96 %, còn lại là dân tộc Mường và Kinh. Tổng số đảng viên trong toàn chi bộ là 61 đảng viên. 

Tổng diện tích tự nhiên là: 571,4 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 514,7 ha; Diện tích đất nông nghiệp 18,5 ha; diện tích đất thổ cư 4,7 ha và đất khác là 33,3 ha. Tổng số hộ trong bản là 154 hộ,Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 chiếm 31,81 %; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 33 triệu đồng người/năm; năm 2021 đạt 37 triệu đồng/người/năm.

Trong nhiệm kỳ qua  bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn đó là: Do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại và tác động đến chăn nuôi, sản xuất; giá cả thị trường nhiều mặt hàng biến động xuống thấp, dịch tả lợn Châu Phi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhưng với quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân. Nhiệm kỳ 2020 – 2022 Chi bộ đã tập lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,  

( Đồng chí: Phạm Văn Tín  - PBT TT Đảng uỷ phát biểu chỉ đạo hội nghị)

  NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA XÃ HỘI, QUỐC PHONG -  AN NINH

*. Về lĩnh vực kinh tế    

- Sản xuất Nông  nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 18 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là 9,2 ha, diện tích trồng Ngô, sắn và hoa màu khác 5 ha; năng xuất lúa bình quân đạt 48 tạ/ha. Do làm tốt công tác tuyên truyền bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Đặc biệt trong năm 2022 thực hiện thí điểm mô hình trồng lúa nhật trên 7 ha.

- Chăn nuôi: Được sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp, các ngành BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện đàn trâu: 8 con, đàn bò 165 con; đàn Dê 15 con, đàn lợn 420 con, đàn gia cầm khoảng 2950 con. 

- Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR: Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ đạo và tuyên truyền các hộ gia đình chú trọng công tác trồng rừng bổ sung đảm tính bền vững, trong nhiệm kỳ đã trồng mới được 3,5 ha rừng luồng, vầu; có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đảm bảo tốt công tác PCCCR, không để xảy ra cháy rừng và các vụ khai thác lâm sản trái phép phải xử lý.

Số lượng khai thác nan thanh được trên 1300 tấn; luồng khai thác được trên 3600 cây; ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập .

Hiện trên địa bàn có 8 xưởng sơ chế tăm mành tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 40 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

*. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

- Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc; phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT luôn được duy trì thường xuyên, tham gia giao lưu nhân các ngày lễ, kỷ niệm do xã phát động và các bản trong và ngoài xã mời. Qua đó phong trào được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Số hộ gia đình văn hóa tăng dần theo từng năm, hiện có 135 / 154 hộ  đạt gia đình văn hóa thể thao. 

-  Quan tâm làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên tham gia giúp đỡ ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách; các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Giúp đỡ 1 ngày công.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công xây dựng các công trình như:  Khuôn viên nhà văn hóa khang trang sạch đẹp, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

- Cùng với các bản trong toàn xã, quyên góp hỗ trợ công tác phòng chống cô vid - 19; trên địa bàn xã, huyện với số kinh phí trên 4 triệu đồng.

*. Lĩnh vực AN và trật tự an toàn xã hội 

- Chỉ đạo Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; kịp thời xử lý, giải quyết khi có vụ việc xảy ra, không để phức tạp, tồn động kéo dài. 

- Duy trì A dân quân bản, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

*. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 

 Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu; tập trung công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM kiểu mẫu , với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. kết quả cuối năm 2020 bản được công nhận bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Riêng năm  2020 từ nguồn kinh phí trên hỗ trợ của cấp trên, được sự thống nhất của chi bộ và nhân dân đã triển khai xây dựng công trình đường hoa bằng đá cuội,  cải tạo khuôn viên nhà văn hóa, di dời tượng niệm liệt sỹ, xây sân khấu ngoài trời và trong đầu năm 2022 thực hiện theo nghị quyết của chi bộ đã cắm biển cấm khúc sông từ đoạn dưới cầu treo xuống đến Hát Hậu và cắm biển bảo tồn các cây đa cổ thụ con đường dọc bờ sông ra bán trú , vận động mỗi nhà duy trì cột điện thắp sáng đường quê.

*. Công tác quản lý, điều hành của Ban quản lý bản

Ban Quản lý đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý điều hành, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động cụ thể hoá Nghị quyết của Chi bộ đề ra, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có trọng tâm, trọng điểm. Giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân quan tâm. 

*. Hoạt động của ban Công tác mặt trận và các đoàn thể

Hoạt động của ban Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể được nhiều kết quả. Phương pháp tập hợp quần chúng ngày một đa dạng, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Các đoàn thể chính trị xã hội luôn củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sát với thực tế, từng bước đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức.

( Toàn cảnh hội nghị )

NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

+ Những tồn tại hạn chế

- Về kinh tế: 

- Chỉ tiêu, kế hoạch trong nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành, xong có mặt còn chậm và hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với lợi thế, nhất là về lâm nghiệp, phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, chất lượng còn thấp.

- Chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, chưa thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ, trao đổi hàng hóa tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn chậm so với tình hình phát triển chung, chủ yếu hàng hóa tự cung, tự cấp.

 - Văn hoá xã hội.

Chất lượng hoạt động bản văn hóa, gia đình văn hoá chưa được duy trì thường xuyên. Thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới nhìn chung còn lãng phí, tốn kém.

Việc duy trì thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu có thời điểm còn hạn chế; nhất là tiêu chí về môi trường.

- Quốc phòng – an ninh

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và  nhân dân chưa thường xuyên, nhận thức và chấp hành pháp luật của số ít người dân còn hạn chế; việc sử dụng xung kích điện trái phép đang còn diễn ra; một bộ phận thanh, thiếu niên còn ham chơi, đua đòi. 

*. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Về khách quan: 

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do ảnh hưởng của tập quán sản xuất và tư duy chưa đổi mới; ý thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn đầu tư, sản xuất; do đó chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ.

+ Trình độ dân trí không đồng đều, sử dụng lao động, hiệu quả chất lượng còn thấp.

- Về chủ quan: 

+ Trình độ năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp ủy – BQL chưa đồng đều, chủ yếu vận dụng qua kinh nghiệm thực tế.

+ Việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu kiểm tra, giám sát, các đoàn thể vào cuộc chưa đồng bộ trong thực hiện công việc.

·        BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ qua, BQL đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

1- Trước hết phải tranh thủ sự giúp đỡ, sát sao của các cấp, các ngành từ Huyện  đến Xã; mà trực tiếp là Đảng uỷ, HĐND, UBND- MTTQ và các khối đoàn thể của xã. 

2- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, đề cao quyền làm chủ của nhân dân.

3- Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng; điều hành của chính quyền trong xây dựng Chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; phải bám sát các định hướng chỉ tiêu đề ra, có tính chiến lược. Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kính tế - xã hội; gắn với  đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NHIỆM KỲ 2022 - 2025

- Phương hướng chung

 Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết 04, 05, 07 của Huyện ủy Quan Sơn; Chương trình hành động của Đảng ủy,  kế hoạch của UBND xã Tam Lư về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; không ngừng được phát huy; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; Xây dựng giữ vững bản nông thôn mới kiểu mẫu.

- Mục tiêu cụ thể

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 - 40 triệu đồng /người/năm

- Hàng năm tạo được việc làm mới cho từ 50 - 60 lao động trở lên; trong đó Xuất khẩu lao động phấn đấu từ  5 đến 10 lao động

- 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống  25,97  %/ năm

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng  không còn.

- Tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100 % trở lên;

- Phấn đấu năm 2022 quản lý và bảo vệ được khúc sông có hiệu quả.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào chăn nuôi lợn, phấn đấu 1 hộ chăn nuôi được 10 con trở ên.

- Trồng cây ngắn ngày mà thu nhập có hiệu quả, như trồng cây chuối, cây sắn…../.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước phát triển mới đối với nông, lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Làm tốt công tác bảo vệ rừng. Trồng mới từ 10 ha rừng các loại, tỷ lệ che phủ rừng đạt 98 % trở lên. Đến năm 2025 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 25%; nông lâm; thủy sản ước đạt 5%, dịch vụ thương mại ước đạt 16 %; khai thác tài nguyên ước đạt 54 %.

Khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ nông dân xây dựng các xưởng chế biến lâm sản như: tăm mành, đũa tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. 

Làm tốt công tác quản lý, khai thác nan thanh có hiệu quả, khai thác theo quy trình để đảm bảo trong mùa sinh măng; nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành nội quy, quy chế của bản.

*. Văn hoá – xã hội.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá- xã hội:

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân.

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt  công tác dân số và phát triển.

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào vệ sinh, phòng bệnh và các biện pháp an toàn thực phẩm, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với Nước; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. 

-Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội:

Khuyến khích các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại bản.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo, kịp thời rà soát đề nghị cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Duy trì và phát triển quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “ Vì người nghèo” .

- Đảm bảo Quốc phòng – an ninh

 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân nhận thức sâu sắc; đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa các loại tội phạm, tai tệ nạn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra, không để xảy ra điểm nóng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. 

 Phát huy sức mạnh của Ban công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội:

Xây dựng, củng cố Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thực sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể, Phát huy công tác phối hợp giữa Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể quần chúng với các lực lượng trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đảm bảo ổn định ANCT – TTATXH; xây dựng làng bản ngày càng giàu đẹp, văn minh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Hội nghị đã bầu đồng chí: Hà Văn Nhượng giữ chức vụ trưởng bản, nhiệm kỳ 2022 – 2025.

( Đồng chí: Hà Văn Nhượng - Tân trưởng bản phát biểu nhận nhiệm vụ và bế mạc hội nghị )

 

Tin và ảnh: Hà Văn Thay -  Phó chủ tịch UBND xã