Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Xây dựng NTM ở bản Tình

Ngày 09/12/2019 00:00:00

Các hoạt động XD NTM ở bản Tình - Tam Lư

 BẢN TÌNH XÃ TAM LƯ.

DẤU ẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

 

 

  Là  bản cuối cùng trong lộ trình xây dựng xã Tam Lư đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 21 tháng 9 năm 2018. Bản Tình,  xã Tam Lư  đã tổ chức lễ công bố bản đạt chuẩn NTM và đón nhận danh hiệu văn hóa giai đoạn 2015 - 2017.  Về dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí: Chu Đình Trọng  UV BTV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy và đại diện các phòng ban của huyện.

 

( Đồng chí: Chu Đình Trọng UVBTV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy phát biểu tại buổi lễ )

Về phía xã có Đồng chí: Hà Văn Tý  HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và các đồng chí trong BTV đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã Tam Lư. Đại biểu của 13 xã thị trấn và các xã Yên Khương, Yên Thắng của Huyện Lang Chánh cùng về chia vui với bản.

 

( Đồng chí: Hà Văn Tý   HUV, Bí thư Đảng ủy , Chủ tịch HĐND xã phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu bản đạt chuẩn NTM và đón nhận danh hiệu văn hóa giai đoạn 2015 - 2017 )

 

*. Khái quát tổng quan về Bản Tình:

Là một bản nằm ở phía Tây của xã Tam Lư, cách trung tâm xã 5 km, gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường, Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 96,6 %, còn lại là dân tộc Mường và Kinh, vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp với Bản Hát

- Phía Tây giáp với xã Tam Thanh

- Phía Nam giáp với Bản Hậu

- Phía Bắc giáp với xã Sơn Lư

Tổng diện tích tự nhiên là 1.803,3 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.766,7 ha; Diện tích đất nông nghiệp 20 ha.

Tổng số 120 hộ/540 khẩu; hộ nghèo 8 hộ chiếm 6,66 %; hộ cận nghèo 13 hộ chiếm 10,83 %.

Năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của bà con nông dân luôn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại; áp thấp nhiệt đới các cơn bão làm thiệt hại tài sản, hoa màu; năng xuất sản lượng lương thực giảm; tác động ảnh hưởng đến đời sống của bàn con nông dân, cùng với giá cả thị trường liên tục biến động. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã đặc biệt là thực hiện Nghị quyết của chi bộ và sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong bản chủ động khắc phục khó khăn; thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT,VH,XH  đạt được kết quả như sau:

*.  Về lĩnh vực kinh tế                                                                                                  

         -  Sản xuất Nông  nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 27 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là: 20ha. Diện tích Lúa rẫy 04 ha, diện tích trồng Ngô 01 ha, diện tích sắn 01 ha, diện tích hoa màu khác 01ha; năng xuất lúa bình quân đạt 30 tạ/ha .

Mặc dù ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng sản lượng lương thực tăng là do bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất.

-          Chăn nuôi

Được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của cán bộ thú y xã và thú y cấp trên, cùng BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt coi trọng công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Tổng đàn trâu: 15 con,  Đàn bò 130 con; Trong đó: Bò được nhà nước cấp là 08 con, đàn Dê  99 con, Đàn lợn 120 con, đàn gia cầm khoảng 2.600 con.

-         Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR

Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, bản đã củng cố lại tổ đội QLBVR- PCCCR, Tổ chức trồng rừng phân tán trong những năm qua là 07 ha, có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đặc biệt trong thời gian qua không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

Năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 khai thác các mặt hàng lâm thổ sản cụ thể là:

- Nan thanh khai thác được 1000 tấn

- Luồng khai thác được 20 nghìn cây

Ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập cho dân. Bình quân thu nhập đầu người trong năm 2018 ước đạt 31 triệu đồng/người/năm.

-         Về giao thông  Thuỷ lợi

Tổng chiều dài mương 700 m, nay đã được kiên cố hóa, BQL đã chỉ đạo nhân dân nạo vét kênh mương kịp thời tưới tiêu đúng thời vụ. Tổ chức tu sửa đường ngõ xung quanh bản phục vụ cho việc đi lại thuận lợi mùa mưa lũ.

( Nhân dân đang tích cực trong xây dựng đường giao thông nội thôn )

-         Phong trào  Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Tổ chức triển khai đồng bộ nội dung Thông tư số 12/2011/TT-BVHTT-DL, ngày 10/10/2011 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa, bản văn hóa”, tổ dân phố và thông báo số 01/TB-BCĐ, ngày 04 tháng 01 năm 2017 của BCĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Quan Sơn kết quả xét công nhận danh hiệu bản, cơ quan, xã văn hóa huyện Quan Sơn .

Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Bản đã đăng ký khai trương bản văn hoá vào năm 2015 đến nay đã được duy trì và phát huy các giá trị văn hóa của bản, số hộ đạt gia đình văn hoá thể thao tăng dần theo từng năm, hiện có 112 hộ đạt gia đình văn hoá thể thao, chiếm 86,9 %.

Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên đi giúp ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách.

Toàn bản có 160 người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, số đội bóng chuyền thường xuyên luyện tập của bản có 5 đội (3 đội nam và 2 đội nữ), đội văn nghệ có 3 đội. Phong trào TDTT trong bản được duy trì và phát huy bẳn sắc của dân tộc mình, từ đó tạo ra các phong trào văn hoá văn nghệ TDTT bản ngày càng được quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia.

Phong tục cưới xin, ma chay đều được đổi mới theo chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.

-          Về công tác vệ sinh môi trường

Phối hợp với y tế thôn bản, các tổ chức chính trị xã hội, làm tốt công tác truyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, trong bản duy trì phát động quần chúng nhân dân làm các công trình vệ sinh, khơi thông cống rãnh, quét dọn đường làng, ngõ xóm hàng tuần, rời chuồng trại trâu, bò ra khỏi bản, rời chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn.

-          Về công tác DS KHH - GĐ

Luôn được tuyên truyền cho các cặp vợ chồng sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo nuôi dưỡng và chăm sóc. Trong những năm  qua tỷ lệ sinh giảm xuống dưới 0,1 %, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 8 %.

-         Về giáo dục

Về công tác tuyên truyền và vận động các bậc phụ huynh cho con em trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Trong những năm qua số học sinh đến trường cụ thể là:

- Học sinh THCS 28 em

- Học sinh Tiểu học 45 em

- Các cháu Mẫu giáo là 54 cháu.

- Học sinh Nội trú huyện, tỉnh và cấp III là 4 em

- Học sinh theo học tại các trường ĐH, CĐ, THCN là 5 em.

-  Lĩnh vực ANTT - TTATXH

 Luôn duy trì A dân quân bản, sãn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra, tổ chức cho thanh niên đi khám sơ tuyển, khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm đủ số lượng, đảm bảo chất lương cấp trên giao, làm tốt công tác hậu phương quân đội.

Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo về quốc phòng an ninh trong địa bàn bản.

*.  TÌNH HÌNH THỰC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM

Thực hiện Quyết định số 1600 /QĐ-TTg ngày 16/8/20160 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 ; Quyết định số 2392/QĐ-UBND, ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố “ Thôn, bản đạt chuẩn NTM” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực hiện chủ trương của cấp trên, chủ trương của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã, nhân dân và cán bộ Bản Tình đã quán triệt sâu sắc và triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM một cách toàn diện và hiệu quả.

+. Thuận lợi :

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực HU-HĐND-UBND huyện, các phòng, ban ngành cấp huyện, các đơn vị tư vấn giúp đỡ và sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thường trực ĐU – HĐND - UBND – MTTQ, các đoàn thể và Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã; Sự đồng thuận cao của cán bộ đảng viên và nhân dân trong bản.

- Hệ thống chính trị ổn định, đội ngũ cán bộ các khối ngành đoàn thể trong bản tâm huyết trách nhiệm được nhân dân tin tưởng.

- Kế thừa quy hoạch của chi ủy, BQL các khóa trước đã tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện giải phóng mặt bằng, mở rộng hành lang để thi công, xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn của bản, đảm bảo đồng bộ nhanh gọn. Với lợi thế có nguồn nhân lực dồi dào, có con em, cán bộ công chức, viên chức thành đạt, các xưởng đóng trên địa bàn bản luôn hướng về quê hương và hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông trong bản, qua đó thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội cũng như tạo điều kiện, nền tảng trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM của Bản.

+.  Khó khăn :

- Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại và hạn hán kéo dài nên năng suất cây trồng giảm và chăn nuôi kém phát triển gây ảnh hưởng lớn cho thu nhập của nhân dân.

- Ban đầu ở một phận cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM chưa được đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Điểm xuất phát kinh tế của bản thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn nên, huy động nguồn nội lực còn hạn chế.

-          Công tác chỉ đạo điều hành và ban hành cơ chế chính sách

Ngay sau khi kế hoạch triển khai xây dựng NTM của tỉnh, huyện và của xã được phê duyệt, chi ủy chi bộ, Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp chi ủy, chi bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện phân công các đồng chí trưởng các khối ngành đoàn thể giúp đỡ và hướng dẫn các hộ gia đình, bản đã thành lập Ban phát triển xây dựng nông thôn mới gồm 12 đ/c do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban, đ/c phó bí thư chi bộ làm phó ban và các đ/c trưởng các khối ngành đoàn thể làm ban viên.

Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, bản đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể  đến cán bộ và nhân dân,  giao cho Ban điều hành tổ chức giao ban nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ khi đề án đi vào cuộc sống của nhân dân.

-         Công tác tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện Chương trình, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM.

Chi ủy, ban quản lý đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, thường xuyên phong phú đa dạng, gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị, các cuộc họp bản, qua băng zôn, khẩu hiệu…Từ đó làm cho người dân, cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ ràng trách nhiệm, vai trò chủ thể, trực tiếp thực hiện xây dựng NTM.

Bằng hình thức tuyên truyền sâu rộng, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng” đã làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tạo được niềm tin và sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà cửa, đầu tư công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, xanh, sạch, đẹp, hiến đất, hiến cây.

+. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

- Trong những năm qua chi bộ, Ban quản lý bản luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập. Theo đó tập trung phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.

- Công tác phát triển rừng, kết hơp với khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ rừng luôn là khâu quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, giúp nhân dân gắn bó với rừng, nâng cao thu nhập từ rừng. Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững từ nay đến năm 2020. Ngoài các dự án Nhà nước hỗ trợ đầu tư nhân dân còn tự trồng vầu, nứa với diện tích 103 ha, trồng phân tán nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện nay trong bản có 2 cơ sở sơ chế tăm mành và các mô hình gia đình sản xuất giỏi, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động với mức nhập bình quân 5 đến 6 triệu đồng người/ tháng.

- Thu nhập từ nứa, vầu, luồng chiếm 85 %, chăn nuôi và dịch vụ khác 15 %. Thu nhập bình quân đầu người trong bản hiện đạt 31 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7 %.

+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trong triển khai thực hiện bản đã luôn chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, cấp trên đã hỗ trợ cấp cho bản 67 tấn Xi măng,  ban phát triển xây dựng nông thôn mới bản đã tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đường nội thôn, xây dựng khuôn viên nhà văn hóa bản; Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân xây dựng NTM, thời gian qua bản đã tranh thủ, khai thác tốt nguồn lực từ con em đi làm ăn xa, hội đồng hương, các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp xây dựng các công trình góp phần xây dựng bản. Sau khi triển khai xây dựng nông thôn mới bản đã xây dựng được 1.916 m đường nội thôn,  220 m đường bê tông đi được ô tô. Trong khi đó nhân dân tự đóng góp ngày công là 1.300 ngày công với tổng kinh phí là 260 triệu đồng.

Các công trình nhà vệ sinh tự hoại 96/120 hộ đạt 80 %, nhà vệ sinh chìm khô 24/ 120 hộ = 20  %.

+. Huy động nguồn lực

Tổng vốn huy động được 11.603.000.000 đ.

Trong đó:

- Cấp trên hỗ trợ xi măng 67 tấn, trị giá 93.800.000đ.

- Xã Tam Lư hỗ trợ 10.000.000 đ.

- Cán bộ, công chức xã Tam Lư hỗ trợ thêm 8.000.000đ.

- Hội CCB huyện Quan Sơn 5.000.000đ.

- Các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa 52 hộ x 55.000.000/1 hộ với trị giá là 2.860.000.000.

- Xây dựng công trình tự hoại, nhà tắm 96 hộ x 35.000.000/1 hộ với trị giá 3.360.000.000.

- Đường nội thôn trị giá 560.000.000đ.

-  Bà con nhân dân hiến đất làm đường  205 m2 đất, trị giá 34.000.000đ, cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế khác trị giá 115.000.000đ.

- Các hộ gia đình tự đầu tư nước sinh hoạt trị giá 105.000.000đ.

- Huy động ngày công của nhân dân = 1.300 ngày công x 200/1 ngày công =  260.000.000đ.

- Nhân dân tự đóng góp xây dựng nhà văn hóa và khuôn viên trị giá 2.700.000.000đ.

- Ban liên lạc sinh viên Thanh Hóa, trường Đại học Thương mại Hà Nội phối hợp với đoàn xã Tam Lư xây dựng được 200 m đường bê tông, trao tặng tiền mặt 9 triệu; tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách và các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Cửa hàng kinh doanh sắt thép Nga Phú hỗ trợ vật liệu, hiện vật trị giá 45.000.000đ.

 Sau nhiều năm triển khai thực hiện với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các giải pháp, lộ trình phù hợp, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Bản Tình đã thu được nhiều kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt, người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, các lĩnh vự kinh tế xã hội trên địa bàn bản đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân; hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân tỷ lệ hộ nghèo trong bản giảm nhanh, đời sống tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững./.

 

Tác giả : Hà Văn Thay  Bí thư Đoàn xã Tam Lư.

 

 

 

Xây dựng NTM ở bản Tình

Đăng lúc: 09/12/2019 00:00:00 (GMT+7)

Các hoạt động XD NTM ở bản Tình - Tam Lư

 BẢN TÌNH XÃ TAM LƯ.

DẤU ẤN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.

 

 

  Là  bản cuối cùng trong lộ trình xây dựng xã Tam Lư đạt chuẩn nông thôn mới. Ngày 21 tháng 9 năm 2018. Bản Tình,  xã Tam Lư  đã tổ chức lễ công bố bản đạt chuẩn NTM và đón nhận danh hiệu văn hóa giai đoạn 2015 - 2017.  Về dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí: Chu Đình Trọng  UV BTV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy và đại diện các phòng ban của huyện.

 

( Đồng chí: Chu Đình Trọng UVBTV, Trưởng ban tổ chức huyện ủy phát biểu tại buổi lễ )

Về phía xã có Đồng chí: Hà Văn Tý  HUV, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và các đồng chí trong BTV đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã Tam Lư. Đại biểu của 13 xã thị trấn và các xã Yên Khương, Yên Thắng của Huyện Lang Chánh cùng về chia vui với bản.

 

( Đồng chí: Hà Văn Tý   HUV, Bí thư Đảng ủy , Chủ tịch HĐND xã phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu bản đạt chuẩn NTM và đón nhận danh hiệu văn hóa giai đoạn 2015 - 2017 )

 

*. Khái quát tổng quan về Bản Tình:

Là một bản nằm ở phía Tây của xã Tam Lư, cách trung tâm xã 5 km, gồm 3 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái, Mường, Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 96,6 %, còn lại là dân tộc Mường và Kinh, vị trí địa lý cụ thể như sau:

- Phía Đông giáp với Bản Hát

- Phía Tây giáp với xã Tam Thanh

- Phía Nam giáp với Bản Hậu

- Phía Bắc giáp với xã Sơn Lư

Tổng diện tích tự nhiên là 1.803,3 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.766,7 ha; Diện tích đất nông nghiệp 20 ha.

Tổng số 120 hộ/540 khẩu; hộ nghèo 8 hộ chiếm 6,66 %; hộ cận nghèo 13 hộ chiếm 10,83 %.

Năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của bà con nông dân luôn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại; áp thấp nhiệt đới các cơn bão làm thiệt hại tài sản, hoa màu; năng xuất sản lượng lương thực giảm; tác động ảnh hưởng đến đời sống của bàn con nông dân, cùng với giá cả thị trường liên tục biến động. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND xã đặc biệt là thực hiện Nghị quyết của chi bộ và sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong bản chủ động khắc phục khó khăn; thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT,VH,XH  đạt được kết quả như sau:

*.  Về lĩnh vực kinh tế                                                                                                  

         -  Sản xuất Nông  nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng hàng năm 27 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là: 20ha. Diện tích Lúa rẫy 04 ha, diện tích trồng Ngô 01 ha, diện tích sắn 01 ha, diện tích hoa màu khác 01ha; năng xuất lúa bình quân đạt 30 tạ/ha .

Mặc dù ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng sản lượng lương thực tăng là do bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất.

-          Chăn nuôi

Được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự vào cuộc của cán bộ thú y xã và thú y cấp trên, cùng BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt coi trọng công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Tổng đàn trâu: 15 con,  Đàn bò 130 con; Trong đó: Bò được nhà nước cấp là 08 con, đàn Dê  99 con, Đàn lợn 120 con, đàn gia cầm khoảng 2.600 con.

-         Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR

Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, bản đã củng cố lại tổ đội QLBVR- PCCCR, Tổ chức trồng rừng phân tán trong những năm qua là 07 ha, có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đặc biệt trong thời gian qua không có vụ cháy rừng nào xảy ra.

Năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 khai thác các mặt hàng lâm thổ sản cụ thể là:

- Nan thanh khai thác được 1000 tấn

- Luồng khai thác được 20 nghìn cây

Ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập cho dân. Bình quân thu nhập đầu người trong năm 2018 ước đạt 31 triệu đồng/người/năm.

-         Về giao thông  Thuỷ lợi

Tổng chiều dài mương 700 m, nay đã được kiên cố hóa, BQL đã chỉ đạo nhân dân nạo vét kênh mương kịp thời tưới tiêu đúng thời vụ. Tổ chức tu sửa đường ngõ xung quanh bản phục vụ cho việc đi lại thuận lợi mùa mưa lũ.

( Nhân dân đang tích cực trong xây dựng đường giao thông nội thôn )

-         Phong trào  Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Tổ chức triển khai đồng bộ nội dung Thông tư số 12/2011/TT-BVHTT-DL, ngày 10/10/2011 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa, bản văn hóa”, tổ dân phố và thông báo số 01/TB-BCĐ, ngày 04 tháng 01 năm 2017 của BCĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Quan Sơn kết quả xét công nhận danh hiệu bản, cơ quan, xã văn hóa huyện Quan Sơn .

Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư” Bản đã đăng ký khai trương bản văn hoá vào năm 2015 đến nay đã được duy trì và phát huy các giá trị văn hóa của bản, số hộ đạt gia đình văn hoá thể thao tăng dần theo từng năm, hiện có 112 hộ đạt gia đình văn hoá thể thao, chiếm 86,9 %.

Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên đi giúp ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách.

Toàn bản có 160 người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, số đội bóng chuyền thường xuyên luyện tập của bản có 5 đội (3 đội nam và 2 đội nữ), đội văn nghệ có 3 đội. Phong trào TDTT trong bản được duy trì và phát huy bẳn sắc của dân tộc mình, từ đó tạo ra các phong trào văn hoá văn nghệ TDTT bản ngày càng được quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia.

Phong tục cưới xin, ma chay đều được đổi mới theo chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.

-          Về công tác vệ sinh môi trường

Phối hợp với y tế thôn bản, các tổ chức chính trị xã hội, làm tốt công tác truyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, trong bản duy trì phát động quần chúng nhân dân làm các công trình vệ sinh, khơi thông cống rãnh, quét dọn đường làng, ngõ xóm hàng tuần, rời chuồng trại trâu, bò ra khỏi bản, rời chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn.

-          Về công tác DS KHH - GĐ

Luôn được tuyên truyền cho các cặp vợ chồng sinh từ 1 – 2 con để đảm bảo nuôi dưỡng và chăm sóc. Trong những năm  qua tỷ lệ sinh giảm xuống dưới 0,1 %, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 8 %.

-         Về giáo dục

Về công tác tuyên truyền và vận động các bậc phụ huynh cho con em trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Trong những năm qua số học sinh đến trường cụ thể là:

- Học sinh THCS 28 em

- Học sinh Tiểu học 45 em

- Các cháu Mẫu giáo là 54 cháu.

- Học sinh Nội trú huyện, tỉnh và cấp III là 4 em

- Học sinh theo học tại các trường ĐH, CĐ, THCN là 5 em.

-  Lĩnh vực ANTT - TTATXH

 Luôn duy trì A dân quân bản, sãn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra, tổ chức cho thanh niên đi khám sơ tuyển, khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm đủ số lượng, đảm bảo chất lương cấp trên giao, làm tốt công tác hậu phương quân đội.

Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo về quốc phòng an ninh trong địa bàn bản.

*.  TÌNH HÌNH THỰC HIÊN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM

Thực hiện Quyết định số 1600 /QĐ-TTg ngày 16/8/20160 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 – 2020 ; Quyết định số 2392/QĐ-UBND, ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa, quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và tổ chức công bố “ Thôn, bản đạt chuẩn NTM” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực hiện chủ trương của cấp trên, chủ trương của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã, nhân dân và cán bộ Bản Tình đã quán triệt sâu sắc và triển khai tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM một cách toàn diện và hiệu quả.

+. Thuận lợi :

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực HU-HĐND-UBND huyện, các phòng, ban ngành cấp huyện, các đơn vị tư vấn giúp đỡ và sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thường trực ĐU – HĐND - UBND – MTTQ, các đoàn thể và Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã; Sự đồng thuận cao của cán bộ đảng viên và nhân dân trong bản.

- Hệ thống chính trị ổn định, đội ngũ cán bộ các khối ngành đoàn thể trong bản tâm huyết trách nhiệm được nhân dân tin tưởng.

- Kế thừa quy hoạch của chi ủy, BQL các khóa trước đã tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện giải phóng mặt bằng, mở rộng hành lang để thi công, xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn của bản, đảm bảo đồng bộ nhanh gọn. Với lợi thế có nguồn nhân lực dồi dào, có con em, cán bộ công chức, viên chức thành đạt, các xưởng đóng trên địa bàn bản luôn hướng về quê hương và hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông trong bản, qua đó thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội cũng như tạo điều kiện, nền tảng trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM của Bản.

+.  Khó khăn :

- Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại và hạn hán kéo dài nên năng suất cây trồng giảm và chăn nuôi kém phát triển gây ảnh hưởng lớn cho thu nhập của nhân dân.

- Ban đầu ở một phận cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức về vai trò, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM chưa được đầy đủ, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

Điểm xuất phát kinh tế của bản thấp, đời sống nhân dân còn khó khăn nên, huy động nguồn nội lực còn hạn chế.

-          Công tác chỉ đạo điều hành và ban hành cơ chế chính sách

Ngay sau khi kế hoạch triển khai xây dựng NTM của tỉnh, huyện và của xã được phê duyệt, chi ủy chi bộ, Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo các bước, trình tự cụ thể và tổ chức họp chi ủy, chi bộ ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM, đồng thời xây dựng chương trình hành động thực hiện phân công các đồng chí trưởng các khối ngành đoàn thể giúp đỡ và hướng dẫn các hộ gia đình, bản đã thành lập Ban phát triển xây dựng nông thôn mới gồm 12 đ/c do đồng chí Bí thư chi bộ làm trưởng ban, đ/c phó bí thư chi bộ làm phó ban và các đ/c trưởng các khối ngành đoàn thể làm ban viên.

Từ đó căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, bản đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể  đến cán bộ và nhân dân,  giao cho Ban điều hành tổ chức giao ban nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và những khó khăn cần tháo gỡ khi đề án đi vào cuộc sống của nhân dân.

-         Công tác tuyên truyền

Xác định công tác tuyên truyền xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức thực hiện Chương trình, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM.

Chi ủy, ban quản lý đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền được triển khai rộng rãi, thường xuyên phong phú đa dạng, gắn kết chặt chẽ giữa tuyên truyền với vận động, lồng ghép tuyên truyền qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hội nghị, các cuộc họp bản, qua băng zôn, khẩu hiệu…Từ đó làm cho người dân, cộng đồng dân cư nhận thức đầy đủ và sâu sắc, xác định rõ ràng trách nhiệm, vai trò chủ thể, trực tiếp thực hiện xây dựng NTM.

Bằng hình thức tuyên truyền sâu rộng, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng” đã làm cho nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tạo được niềm tin và sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà cửa, đầu tư công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, xanh, sạch, đẹp, hiến đất, hiến cây.

+. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập

- Trong những năm qua chi bộ, Ban quản lý bản luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập. Theo đó tập trung phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.

- Công tác phát triển rừng, kết hơp với khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ rừng luôn là khâu quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, giúp nhân dân gắn bó với rừng, nâng cao thu nhập từ rừng. Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững từ nay đến năm 2020. Ngoài các dự án Nhà nước hỗ trợ đầu tư nhân dân còn tự trồng vầu, nứa với diện tích 103 ha, trồng phân tán nhiều loại cây có giá trị kinh tế khác.

- Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thu nhập. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện nay trong bản có 2 cơ sở sơ chế tăm mành và các mô hình gia đình sản xuất giỏi, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động với mức nhập bình quân 5 đến 6 triệu đồng người/ tháng.

- Thu nhập từ nứa, vầu, luồng chiếm 85 %, chăn nuôi và dịch vụ khác 15 %. Thu nhập bình quân đầu người trong bản hiện đạt 31 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7 %.

+ Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

Trong triển khai thực hiện bản đã luôn chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng. Theo đó, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của cấp trên, cấp trên đã hỗ trợ cấp cho bản 67 tấn Xi măng,  ban phát triển xây dựng nông thôn mới bản đã tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng đường nội thôn, xây dựng khuôn viên nhà văn hóa bản; Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân xây dựng NTM, thời gian qua bản đã tranh thủ, khai thác tốt nguồn lực từ con em đi làm ăn xa, hội đồng hương, các gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp xây dựng các công trình góp phần xây dựng bản. Sau khi triển khai xây dựng nông thôn mới bản đã xây dựng được 1.916 m đường nội thôn,  220 m đường bê tông đi được ô tô. Trong khi đó nhân dân tự đóng góp ngày công là 1.300 ngày công với tổng kinh phí là 260 triệu đồng.

Các công trình nhà vệ sinh tự hoại 96/120 hộ đạt 80 %, nhà vệ sinh chìm khô 24/ 120 hộ = 20  %.

+. Huy động nguồn lực

Tổng vốn huy động được 11.603.000.000 đ.

Trong đó:

- Cấp trên hỗ trợ xi măng 67 tấn, trị giá 93.800.000đ.

- Xã Tam Lư hỗ trợ 10.000.000 đ.

- Cán bộ, công chức xã Tam Lư hỗ trợ thêm 8.000.000đ.

- Hội CCB huyện Quan Sơn 5.000.000đ.

- Các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa 52 hộ x 55.000.000/1 hộ với trị giá là 2.860.000.000.

- Xây dựng công trình tự hoại, nhà tắm 96 hộ x 35.000.000/1 hộ với trị giá 3.360.000.000.

- Đường nội thôn trị giá 560.000.000đ.

-  Bà con nhân dân hiến đất làm đường  205 m2 đất, trị giá 34.000.000đ, cây ăn quả và cây có giá trị kinh tế khác trị giá 115.000.000đ.

- Các hộ gia đình tự đầu tư nước sinh hoạt trị giá 105.000.000đ.

- Huy động ngày công của nhân dân = 1.300 ngày công x 200/1 ngày công =  260.000.000đ.

- Nhân dân tự đóng góp xây dựng nhà văn hóa và khuôn viên trị giá 2.700.000.000đ.

- Ban liên lạc sinh viên Thanh Hóa, trường Đại học Thương mại Hà Nội phối hợp với đoàn xã Tam Lư xây dựng được 200 m đường bê tông, trao tặng tiền mặt 9 triệu; tặng 10 suất quà cho các gia đình chính sách và các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Cửa hàng kinh doanh sắt thép Nga Phú hỗ trợ vật liệu, hiện vật trị giá 45.000.000đ.

 Sau nhiều năm triển khai thực hiện với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các giải pháp, lộ trình phù hợp, Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn Bản Tình đã thu được nhiều kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ, người dân được nâng lên rõ rệt, người dân có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, các lĩnh vự kinh tế xã hội trên địa bàn bản đã được triển khai đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân; hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân tỷ lệ hộ nghèo trong bản giảm nhanh, đời sống tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững./.

 

Tác giả : Hà Văn Thay  Bí thư Đoàn xã Tam Lư.