Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Người dân Tam Lư từ bao đời nay vẫn luôn cần cù lao động, sáng tạo trên mảnh đất quê hương mình. Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế với các địa phương khác trong cả nước, Tam Lư đã có bước phát triển đáng kể theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh về phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Nhân dân Tam Lư không chỉ cày cấy trên mảnh ruộng nhỏ hẹp mà còn tham gia lao động sản xuất trong các nhà máy, công xưởng vừa và nhỏ. Mặt khác, việc thực hiện thành công quá trình dồn điển đổi thửa đã và đang tạo điều kiện cho người nông dân từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Chính những bước phát triển nhanh chóng đó đã đưa Tam Lư từ một xã nghèo trở thành một trong những xã dẫn đầu trong huyện về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại giá tị kinh tế cao, đưa thu nhập bình quân chung của nhân dân trong xã từ 10 triệu đồng/ người/ năm (năm 2006) lên 16 triệu đồng/ người/ năm (năm 2014), đến năm 2019 thu nhập bình quân đạt 41.300 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 bằng 19.63% đến năm 2014 giảm xuống còn 0,39%, năm 2020 thấp hơn mức bình quân chung toàn huyện và đạt chuẩn NTM nâng cao. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo nên mặc dù là địa bàn giáp ranh nhưng nhiều năm liền Tam Lư không để xảy ra các vụ việc phức tạp, được Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấy khen. Các mặt hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hiện nay cả 3 trường (mầm non, tiểu học, THCS), trạm Y tế xã được công nhận chuẩn Quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo, chính sách an sinh xã hội được thực hiện nghiêm túc, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã.

Năm 2019 xã có 6/6 làng được công nhận làng văn hóa.

Năm 2016 xã được công nhận "xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới".