Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Thoát nghèo nhờ tròng rau sạch

Ngày 04/11/2020 00:00:00

Thoát nghèo nhờ tròng rau sạch

Anh Hà Văn Tập xã Tam Lư: Thoát nghèo nhờ mô hình trồng rau sạch

Quyết tâm và nghị lực vươn lên thoát nghèo của anh Hà Văn Tập ở bản Sại, xã Tam Lư đã khiến nhiều nông dân ở địa phương không khỏi thán phục. Từ một hộ nghèo của bản, anh đã kiên trì áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tự vượt lên chính mình để trở thành nông dân điển hình, tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của xã..“Tầm sư học đạo”
Là một trong số rất nhiều hộ nghèo của xã Tam Lư, cuộc sống của gia đình anh Hà Văn Tập gần chục năm về trước cũng đói ăn, thiếu mặc như phần lớn các hộ khác trong vùng. Ruộng nước ít, thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi nên hàng năm gia đình anh chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của địa phương. Nhìn thấy một số thanh niên trong bản đi xuất khẩu lao động có “của ăn của để”, anh cũng hăm hở đi học tiếng, đặng một lần xuất ngoại. Nhưng do trước kia chỉ học hết lớp xóa mù chữ, việc học tiếng cũng không dễ như anh tưởng, mấy lần thi đều không đậu, anh đâm ra chán nản. Có lúc bất lực trước cuộc sống quanh năm túng bấn, anh Tập đã nghĩ dường như cái nghèo là “gia truyền” luôn đeo đẳng, rất khó thay đổi...Đầu năm 2014, anh được nghe cán bộ xã và bản tuyên truyền về các phong trào thi đua trong chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) do tỉnh và huyện phát động. Với trăn trở không thể “yên ả” bằng lòng sống mãi trong cảnh nghèo khó, nhất là khi xã Tam Lư đang phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM chỉ vài năm không xa, anh Hà Văn Tập đã suy nghĩ mình phải làm một việc gì đó hi vọng “đổi đời”, tích cực góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Trước thực tế nhiều bà con nhân dân trong xã Tam Lư thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn rau củ quả chuyển từ miền xuôi lên, giá cả vừa đắt đỏ lại không rõ nguồn gốc, chưa nói có nguy cơ nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, anh nảy ra ý định phải lập trang trại trồng rau sạch để phục vụ cho bà con trong vùng. Hơn 1 tháng trời ròng r㠓tầm sư học đạo” tại các vùng chuyên canh rau, củ, quả lớn theo mô hình VietGAP của huyện Yên Định, Quãng Xương để học hỏi, kết hợp việc tìm hiểu khí hậu, thổ nhưỡng mảnh đất quê hương, anh đã bàn với vợ quyết định đầu tư mô hình trồng rau ngay tại bản.Hướng đi phù hợpNghe anh kể về những ngày đầu đi tìm đất để lập trang trại thật gian nan. Bởi yêu cầu “sống còn” của trồng rau, củ, quả là phải chủ động được nguồn nước tưới, có diện tích đất bằng phẳng, màu mỡ, quy mô tương đối rộng, thoát nước tốt, hơn nữa phải gần nguồn điện, gần nhà để tiện cho việc bảo vệ hoa màu… Trong khi, hầu hết các thửa ruộng tại bản là ruộng bậc thang, việc cung cấp nước rất thất thường, phụ thuộc vào khe suối dẫn từ xã Tam Thanh cách trang trại 3-4km đường rừng. 

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Rau%20trong%20vu%20dong%20cua%20gia%20dinh%20anh%20Tap.jpg
 
Rau trồng vụ đông của trang trại gia đình anh Tập

Hướng dẫn chúng tôi tham quan những luống rau xanh mướt, anh Tập chia sẻ: Trước đây việc trồng rau theo phương thức cũ, thường lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất không cao lại nhiều sâu bệnh. Với phương thức trồng rau an toàn, anh thực hiện gieo trồng mật độ thích hợp, cân đối phân bón, bảo đảm thời gian cách ly phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy khi thu hoạch có thể năng suất đạt chỉ khoảng bằng 2/3 cách làm cũ, nhưng bù lại giá cao gần gấp đôi, bà con tiêu dùng chấp nhận bởi rau an toàn cho người sử dụng. Theo tính toán của anh Tập, nếu trồng lúa, mỗi năm người nông dân chỉ thu về khoảng 40 đến 50 triệu đồng/1ha, trong khi đó, nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn sạch thì nông dân có thể đạt năng suất 25-30 tấn/1ha mỗi đợt, tăng vòng quay của đất, mỗi năm thu hoạch khoảng 5-7 đợt, với giá bán trung bình từ 4.000 đến 5.000 đồng/1kg trên thị trường như hiện nay thì trừ vốn, thuê công lao động, anh có thể thu lãi gần 150 triệu đồng/năm trên diện tích gần 1ha đất. Chưa hết, đầu tư mô hình rau an toàn tại bản Sại cung cấp cho thị trường, anh Tập có thuận lợi là giảm được chi phí vận chuyển, rau lại tươi xanh hơn so với lấy rau từ các địa phương khác đến. Vì thế, vườn rau của anh được các tiểu thương và người tiêu dùng địa phương ưa chuộng.

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Anh%202_%20Anh%20Tap%20dang%20thu%20hoach%20san%20pham.jpg
 
Anh Tập đang thu hoach sản phẩm

Làm giàu không phải cứ đi đâu xa. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng rau của mình, từ cuối năm năm 2016 anh Tập thuê gần chục lao động trong bản góp đất vào làm chung để mở rộng diện tích. Anh đã thỏa thuận với chủ đất thuê toàn bộ 4 ha đất với mức giá 3 tạ thóc/sào/năm. Anh đang có ý tưởng phối hợp với bà con trong bản chuyển đổi tiếp 1ha đất lúa, năng suất thấp sang trồng ớt, trồng hết vụ ớt lại tiến hành trồng rau màu. Tin vui vừa đến với anh Tập, đầu năm 2017, được sự giúp đỡ của UBND xã Tam Lư hỗ trợ đưa đường nước tưới của chương trình NTM đến sát chân ruộng. Từ bây giờ, anh có điều kiện tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập đầu tư chuyển đổi mô hình rau an toàn trong nhà lưới hở giúp rau phát triển tốt, không bị dập úng vào mùa mưa, hạn chế nước tưới vào mùa khô và không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (khi thật sự cần thiết). Vì vậy, chi phí sản xuất chắc chắn cũng được giảm đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. 

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Anh%203_%20Dua%20chuot%20qua%20dai%20lan%20dau%20%20anh%20trong%20dem%20lai%20%20hieu%20qua%20kinh%20te%20cao.jpg
 Dưa chuột quả dài lần đầu anh trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đồng chí Vi Văn Thạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư cho biết: “Để ổn định về giá bán, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo hướng như của anh Tập ở bản Sại là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm tồn tại trên thị trường. Để nông sản của huyện Quan Sơn nói chung, trong đó có rau an toàn phát triển, thiết nghĩ thời gian tới Trung tâm Khuyến nông huyện cần có sự quan tâm, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cho những mô hình như thế này”. Ngồi nói chuyện với tôi hơn 1 giờ đồng hồ mà anh phải gián đoạn mấy lần, bởi điện thoại liên tục réo vang. Anh hồ hởi: “Anh thông cảm, vì có mấy thầy cô hiệu trưởng các trường Bán trú,  Mầm non trong huyện hẹn ký kết hợp đồng bao tiêu rau sạch cho bếp ăn của trường và khách hàng đặt mua qua trang Facebok em mới lập. Năm nay chắc em thắng lớn, đầu ra ổn định, trừ chi phí “bỏ túi” cỡ được hai trăm triệu anh ạ”. Chia tay anh Tập bên cạnh những luống rau xanh ngút ngàn và những giàn dưa chuột đang mùa trĩu quả, tôi không khỏi thán phục về ý chí và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo mà còn tin tưởng hơn mô hình rau an toàn của anh chắc chắn sẽ có ý nghĩa lan tỏa tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của bà con nông dân nơi đây. Giúp họ hiểu được rằng làm giàu ngay trên đồng đất quê hương mình không phải là điều quá khó và trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều quan trọng. Từ đó mang lại lợi ích  cao hơn cho người sản xuất, không ngừng xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh Nguyễn Ngọc Huynh- Hiệu trưởng trường THCS Tam Lư

  

Thoát nghèo nhờ tròng rau sạch

Đăng lúc: 04/11/2020 00:00:00 (GMT+7)

Thoát nghèo nhờ tròng rau sạch

Anh Hà Văn Tập xã Tam Lư: Thoát nghèo nhờ mô hình trồng rau sạch

Quyết tâm và nghị lực vươn lên thoát nghèo của anh Hà Văn Tập ở bản Sại, xã Tam Lư đã khiến nhiều nông dân ở địa phương không khỏi thán phục. Từ một hộ nghèo của bản, anh đã kiên trì áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tự vượt lên chính mình để trở thành nông dân điển hình, tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của xã..“Tầm sư học đạo”
Là một trong số rất nhiều hộ nghèo của xã Tam Lư, cuộc sống của gia đình anh Hà Văn Tập gần chục năm về trước cũng đói ăn, thiếu mặc như phần lớn các hộ khác trong vùng. Ruộng nước ít, thiếu đất canh tác, thiếu kiến thức trồng trọt, chăn nuôi nên hàng năm gia đình anh chỉ biết trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và của địa phương. Nhìn thấy một số thanh niên trong bản đi xuất khẩu lao động có “của ăn của để”, anh cũng hăm hở đi học tiếng, đặng một lần xuất ngoại. Nhưng do trước kia chỉ học hết lớp xóa mù chữ, việc học tiếng cũng không dễ như anh tưởng, mấy lần thi đều không đậu, anh đâm ra chán nản. Có lúc bất lực trước cuộc sống quanh năm túng bấn, anh Tập đã nghĩ dường như cái nghèo là “gia truyền” luôn đeo đẳng, rất khó thay đổi...Đầu năm 2014, anh được nghe cán bộ xã và bản tuyên truyền về các phong trào thi đua trong chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) do tỉnh và huyện phát động. Với trăn trở không thể “yên ả” bằng lòng sống mãi trong cảnh nghèo khó, nhất là khi xã Tam Lư đang phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM chỉ vài năm không xa, anh Hà Văn Tập đã suy nghĩ mình phải làm một việc gì đó hi vọng “đổi đời”, tích cực góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Trước thực tế nhiều bà con nhân dân trong xã Tam Lư thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn rau củ quả chuyển từ miền xuôi lên, giá cả vừa đắt đỏ lại không rõ nguồn gốc, chưa nói có nguy cơ nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, anh nảy ra ý định phải lập trang trại trồng rau sạch để phục vụ cho bà con trong vùng. Hơn 1 tháng trời ròng r㠓tầm sư học đạo” tại các vùng chuyên canh rau, củ, quả lớn theo mô hình VietGAP của huyện Yên Định, Quãng Xương để học hỏi, kết hợp việc tìm hiểu khí hậu, thổ nhưỡng mảnh đất quê hương, anh đã bàn với vợ quyết định đầu tư mô hình trồng rau ngay tại bản.Hướng đi phù hợpNghe anh kể về những ngày đầu đi tìm đất để lập trang trại thật gian nan. Bởi yêu cầu “sống còn” của trồng rau, củ, quả là phải chủ động được nguồn nước tưới, có diện tích đất bằng phẳng, màu mỡ, quy mô tương đối rộng, thoát nước tốt, hơn nữa phải gần nguồn điện, gần nhà để tiện cho việc bảo vệ hoa màu… Trong khi, hầu hết các thửa ruộng tại bản là ruộng bậc thang, việc cung cấp nước rất thất thường, phụ thuộc vào khe suối dẫn từ xã Tam Thanh cách trang trại 3-4km đường rừng. 

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Rau%20trong%20vu%20dong%20cua%20gia%20dinh%20anh%20Tap.jpg
 
Rau trồng vụ đông của trang trại gia đình anh Tập

Hướng dẫn chúng tôi tham quan những luống rau xanh mướt, anh Tập chia sẻ: Trước đây việc trồng rau theo phương thức cũ, thường lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất không cao lại nhiều sâu bệnh. Với phương thức trồng rau an toàn, anh thực hiện gieo trồng mật độ thích hợp, cân đối phân bón, bảo đảm thời gian cách ly phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy khi thu hoạch có thể năng suất đạt chỉ khoảng bằng 2/3 cách làm cũ, nhưng bù lại giá cao gần gấp đôi, bà con tiêu dùng chấp nhận bởi rau an toàn cho người sử dụng. Theo tính toán của anh Tập, nếu trồng lúa, mỗi năm người nông dân chỉ thu về khoảng 40 đến 50 triệu đồng/1ha, trong khi đó, nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn sạch thì nông dân có thể đạt năng suất 25-30 tấn/1ha mỗi đợt, tăng vòng quay của đất, mỗi năm thu hoạch khoảng 5-7 đợt, với giá bán trung bình từ 4.000 đến 5.000 đồng/1kg trên thị trường như hiện nay thì trừ vốn, thuê công lao động, anh có thể thu lãi gần 150 triệu đồng/năm trên diện tích gần 1ha đất. Chưa hết, đầu tư mô hình rau an toàn tại bản Sại cung cấp cho thị trường, anh Tập có thuận lợi là giảm được chi phí vận chuyển, rau lại tươi xanh hơn so với lấy rau từ các địa phương khác đến. Vì thế, vườn rau của anh được các tiểu thương và người tiêu dùng địa phương ưa chuộng.

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Anh%202_%20Anh%20Tap%20dang%20thu%20hoach%20san%20pham.jpg
 
Anh Tập đang thu hoach sản phẩm

Làm giàu không phải cứ đi đâu xa. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình trồng rau của mình, từ cuối năm năm 2016 anh Tập thuê gần chục lao động trong bản góp đất vào làm chung để mở rộng diện tích. Anh đã thỏa thuận với chủ đất thuê toàn bộ 4 ha đất với mức giá 3 tạ thóc/sào/năm. Anh đang có ý tưởng phối hợp với bà con trong bản chuyển đổi tiếp 1ha đất lúa, năng suất thấp sang trồng ớt, trồng hết vụ ớt lại tiến hành trồng rau màu. Tin vui vừa đến với anh Tập, đầu năm 2017, được sự giúp đỡ của UBND xã Tam Lư hỗ trợ đưa đường nước tưới của chương trình NTM đến sát chân ruộng. Từ bây giờ, anh có điều kiện tiết kiệm chi phí để tăng thu nhập đầu tư chuyển đổi mô hình rau an toàn trong nhà lưới hở giúp rau phát triển tốt, không bị dập úng vào mùa mưa, hạn chế nước tưới vào mùa khô và không sử dụng thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (khi thật sự cần thiết). Vì vậy, chi phí sản xuất chắc chắn cũng được giảm đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. 

http://www.huyenquanson.vn/upload/admin/images/2017/4/Anh%203_%20Dua%20chuot%20qua%20dai%20lan%20dau%20%20anh%20trong%20dem%20lai%20%20hieu%20qua%20kinh%20te%20cao.jpg
 Dưa chuột quả dài lần đầu anh trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Đồng chí Vi Văn Thạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Lư cho biết: “Để ổn định về giá bán, thì sản phẩm rau sạch phải đạt chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo hướng như của anh Tập ở bản Sại là điều kiện bắt buộc nếu muốn sản phẩm tồn tại trên thị trường. Để nông sản của huyện Quan Sơn nói chung, trong đó có rau an toàn phát triển, thiết nghĩ thời gian tới Trung tâm Khuyến nông huyện cần có sự quan tâm, hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cho những mô hình như thế này”. Ngồi nói chuyện với tôi hơn 1 giờ đồng hồ mà anh phải gián đoạn mấy lần, bởi điện thoại liên tục réo vang. Anh hồ hởi: “Anh thông cảm, vì có mấy thầy cô hiệu trưởng các trường Bán trú,  Mầm non trong huyện hẹn ký kết hợp đồng bao tiêu rau sạch cho bếp ăn của trường và khách hàng đặt mua qua trang Facebok em mới lập. Năm nay chắc em thắng lớn, đầu ra ổn định, trừ chi phí “bỏ túi” cỡ được hai trăm triệu anh ạ”. Chia tay anh Tập bên cạnh những luống rau xanh ngút ngàn và những giàn dưa chuột đang mùa trĩu quả, tôi không khỏi thán phục về ý chí và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo mà còn tin tưởng hơn mô hình rau an toàn của anh chắc chắn sẽ có ý nghĩa lan tỏa tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của bà con nông dân nơi đây. Giúp họ hiểu được rằng làm giàu ngay trên đồng đất quê hương mình không phải là điều quá khó và trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều quan trọng. Từ đó mang lại lợi ích  cao hơn cho người sản xuất, không ngừng xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh Nguyễn Ngọc Huynh- Hiệu trưởng trường THCS Tam Lư