Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022.

Ngày 04/10/2022 00:00:00

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022. Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã về : " Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022.

Sáng ngày 4/10/2022 tại hội trường UBND xã Tam Lư đã diễn ra hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022. Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã  về : " Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

( Đồng chí: Lương Văn Hiệp - HUV, BT Đảng uỷ, CT HĐND xã phát biểu khai mạc hội nghị )

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Lương Văn Hiệp - HUV, BT ĐU - CT HĐND xã và các đồng chí trong TT Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ - Trưởng các đoàn thể - Cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách - Đại diện trạm y tế - Công an - BGH các trường trong toàn xã. Tại hội nghị các đại biểu đã nghe các đồng chí trong TT Đảng uỷ trình bầy các báo cáo về tình hình KT - XH - QP - AN 9 tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022 và báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết số: 05 - NQ/ĐU, ngày 8/6/2021 của BCH Đảng bộ xã về bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

( Toàn cảnh hội nghị )

Báo cáo nêu rõ về những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vưc như:

1. Công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm túc kế hoạch xét nghiệm tầm soát phòng dịch Covid-19, Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, tính đến ngày 28/9/2022, đối tượng trên 18 tuổi được tiêm 03 mũi đạt 89,6%; tiêm mũi 04 đạt 36,1%; tỷ lệ tiêm mũi 02 cho đối tượng từ 6 đến dưới 12 tuổi 98,5%, tiêm mũi 03 cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi là 87,5%. Hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát tốt, các hoạt động của địa phương trong điều kiện bình thường mới.

       2. Về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

       2.1. Lĩnh vực kinh tế

       Tổng giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 59,3 tỷ đồng, bằng 54,8% kế hoạch, tăng 16,7% so với CK. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 61%, tăng 8,9% so với CK; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 22%, tăng 12,7% so với CK; dịch vụ - thương mại chiếm 19%, tăng 13,8% so với CK. Giá trị thu nhập từ nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,6 tỷ đồng, tăng 7,8% so với CK; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng ước đạt 19,6 tỷ đồng, tăng 9,3% so với CK; dịch vụ thương mại ước đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 9,7 % so với CK.

- Sản xuất nông, lâm, thủy sản:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích reo trồng 137,2 ha, trong đó: Diện tích lúa vụ Chiêm xuân là 120,9 ha; năng suất đạt 63 tạ/ha = 708 tấn (tăng so với cùng kỳ). Triển khai thực hiện mô hình lúa Nhật (J02) tại bản Hậu với tổng diện tích 8,5 ha, năng suất ước đạt 59 tạ/ha = 50,15 tấn. Diện tích hoa màu khác là: 16,3 ha. Hiện nay nhân dân đang thu hoạch lúa mùa năng xuất ước đạt 62,5 tạ/ha, đặc biệt có giống lúa BC 15 năng xuất ước đạt 78,4 tạ/ha.

+ Chăn nuôi: Phát triển ổn định; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò, dịch tả lợn châu phi, dịch cúm gia cầm. Hoàn thành tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022, tỷ lệ tiêm phòng đạt 87% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc 2.801 con (tăng 6,6 % so với cùng kỳ), trong đó: Trâu 52 con (tăng 07 con so với cùng kỳ), bò 471 con (tăng 52 con so với cùng kỳ), lợn 1.389 con (tăng 263 con so với cùng kỳ), chó 372 con; dê 180 con; đàn gia cầm khoảng 18.584 con (tăng 1,5 % so với cùng kỳ).

+ Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững. Giá trị sản xuất ước đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 5,43% so với cùng kỳ. Cải tạo và duy trì ổn định diện tích rừng vầu, nứa, luồng hiện có; làm tốt công tác quản lý khoanh nuôi bảo rừng, PCCCR, lập quy hoạch khai thác theo quy định, số lượng nan thanh 9 tháng năm 2022 khai thác tiêu thụ hơn 1.700 tấn, Luồng khai thác ước đạt 83.500 cây (tăng so với cùng kỳ); Công tác QLBVR và PCCCR được thực hiện hiệu quả, tình hình an ninh rừng được bảo đảm; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm địa bàn tổ chức 09 lượt tuần tra, kiểm tra an ninh rừng. Thực hiện dự án mô hình trồng quế tại bản Sại với số hộ tham gia là 6 hộ, diện tích hơn 3 ha và có một số hộ gia đình mua giống quế trồng xen vào diện tích nứa, vầu bị ra hoa.

+ Thủy sản: Tổng diện tích (ao cá) 6,5 ha, lượng cá giống được thả đầu năm ước đạt 34 vạn con. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 5,8 tấn, tăng 4,21% so với cùng kỳ (chủ yếu là cá), trong đó: Nuôi trồng đạt 3,7 tấn; khai thác đạt 2 tấn, giá trị ước đạt 845 triệu đồng. Tiếp tục vận động Nhân dân phát triển nghề nuôi cá thương phẩm để nâng cao thu nhập.

- Chương trình xây dựng NTM được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản vẫn duy trì được một số tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời ra soát các hạng mục công trình đã xuống cấp để có phương án đầu tư cải tạo, nâng cấp, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong giai đoàn 2021-2025.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ổn định; Các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã đi vào hoạt động ổn định. Giá trị sản xuất tiểu công nghiệp trong 9 tháng ước đạt 19,6 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ; Toàn xã có 17 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, chủ yếu là hoạt động sơ chế.

- Thương mại - dịch vụ giá trị sản xuất ước đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ.

- Công tác quản lý ngân sách được thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách. Thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 9 tháng là 3.496.232.018 đồng; trong đó: Chi ngân sách xã ước thực hiện là 3.330.112.584 đồng.

- Công tác phòng, chống thiên tai ngay từ đầu năm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phương án PCTT, TKCN; Kiện toàn Ban Chỉ huy, lực lượng xung kích PCTT, TKCN; đồng thời tổ chức rà soát các hộ gia đình ở những vị trí có nguy cơ cao về thiên tai, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Qua rà soát có 63 hộ dân tại 6/6 bản nằm ở vùng nguy cơ, trong đó 36 hộ (173 khẩu) ở vùng có nguy cơ rất cao, 27 hộ (137 khẩu) ở vùng có nguy cơ cao.

- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường trong 9 tháng năm 2022 đã lập hồ sơ đề nghị cấp mới được 06 giấy CNQSDĐ ở; chuyển nhượng QSDĐ 01 hồ sơ. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 92%.

2.2. Về văn hóa - xã hội

- Hoạt động văn hoá, thông tin được tăng cường duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính là 944 văn bản đến và 123 văn bản đi qua môi trường mạng, trên 99% văn bản đi được ký số.

- Ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành chương trình năm học 2021-2022, có 11 h/s đạt giải cấp huyện, 23 h/s giỏi xuất sắc toàn diện, 128 h/s khá và 165 cháu đạt bé khỏe, bé ngoan, đồng thời triển khai thực hiện chương trình năm học 2022-2023, tổ chức khai giảng năm 2022-2023 với khí mới, quyết tâm cao của đội ngũ thầy, cô giao và các em học sinh. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục với số tiền 89.380.000 đồng, mua bàn, ghế cho học sinh và giáo viên trường PTDTBT THCS và trường Tiểu học Tam Lư.

- Các chính sách an sinh xã hội thực hiện kịp thời, đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo; trong 9 tháng đầu năm Bưu Điện đã tiếp nhận và tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời số tiền: 999.540.000 đồng cho 196 đối tượng bảo trợ xã hội và 636.510.000 đồng cho đối tượng người có công theo quy định; hoàn thiện 10 hồ sơ xin trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội, 04 hồ sơ trợ cấp mai táng phí; Tiếp nhận, cấp phát 108,8 tấn gạo hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc, bảo vệ rừng hộ tham gia trồng rừng theo NĐ 75 của Chính phủ; hỗ trợ công dân đi xuất khẩu lao động là 42 người.

Thực hiện chính sách đến ơn đáp nghĩa, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Tam Lư tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, đồng thời tiếp nhận và trao qùa chính sách của Nhà nước, của tỉnh, huyện, xã cho 45 trường hợp là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách trên địa bàn với tổng số tiền là 38.500.000 đồng.

- Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân 09 tháng năm 2022, đã khám chữa bệnh cho hơn 1.074 lượt người, cấp thuốc BHYT 543, điều trị nội trú 17 lượt người.

- Công tác tư pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật; Số liệu chứng thực bản sao từ bản chính 1.553 việc; đăng ký khai sinh 43; khai tử 08; đăng ký kết hôn 13; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 15 trường hợp. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời.

2.3. Công tác Quốc phòng - An ninh và đối ngoại

- Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững ổn định; Lực lượng Quân sự và Công an duy trì chế độ trực theo quy định, kịp thời xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn; Hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân năm 2022; triển khai huấn luyện theo kế hoạch, tham gia Hội thao Trung đội dân quân cơ động đạt giải nhất toàn đoàn của huyện và đạt giải khuyến khích toàn đoàn của tỉnh. Chủ động nm các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn, thực hiện nghiêm phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn; Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu xử lý các vụ việc, trong 9 tháng xử lý vi phạm hành chính 19 vụ/31 đối tượng với tổng số tiền phạt 28.450.000 đồng, nộp kho bạc Nhà nước.

- Hoạt động đối ngoại nhân dân được duy trì, như thăm hỏi, trao đổi nắm tình hình và tặng quà nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa 02 dân tộc vùng giáp biên.

3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành

Ban Thường vụ Đảng ủy triển khai kế hoạch học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tỉnh ủy, của Huyện ủy cho toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, giai đoạn 2021- 2025. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Cựu Chiến binh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027; Đại hội Đại biểu đoàn thanh niên Cộng sản HCM xã lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2022-2027; Đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2022-2025 thành công tốt đẹp; đồng thời ban hành quyết định chỉ định chi ủy viên, bí thư chi bộ trường Tiểu học và chi ủy viên, phó bí thư chi bộ trường THCS Tam Lư.

3.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Tình hình tư tưởng ca cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong ổn đnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị; Ban Thường vụ Đng ủy tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính tr về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Ban Tuyên giáo Đảng ủy chỉ đạo công tác định hướng thông tin tuyên truyền, định hướng tư tưởng, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 3.3. Công tác tổ chức, cán bộ

Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo rà soát, bổ sung hồ sơ cán bộ và công tác quản lý hồ sơ cán bộ; Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch số 99-KH/HU, ngày 27/5/2022, của Huyện ủy về rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026; 2025-2030, 2026-2031. Kết nạp 01 quần chúng ưu tú vào đảng; xét chuyn chính thức 04 đảng viên dự bị; chuyển sinh hoạt đảng 03 và tiếp nhận 01 trường hợp. Thực hiện chủ trương luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ của Ban Thường vụ Huyện ủy, trong 9 tháng luân chuyển 02 đồng chí và tiếp nhận 02 đồng chí.

3.4. Công tác kiểm tra, giám sát

- Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; trong đó tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Đảng ủy đối với các chi ủy chi bộ, trong 9 tháng đầu năm giám sát 03 chi bộ, thi hành kỷ luật 01 đảng viên.

3.5. Công tác dân vận

Ban Dân vận Đảng ủy trin khai kế hoạch thực hiện Năm dân vận chính quyền 2022; chủ động nắm tình hình an ninh trật tự, tình hình Nhân dân, nhất là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả các quy định phòng, chống dịch trên địa bàn xã.

3.6. Công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ban thường vụ Đảng ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Quân sự, Công an phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, nắm dư luận nhân dân; kịp thời chỉ đạo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; 9 tháng năm 2022 không có đơn khiếu nại, tố cáo.

3.7. Hoạt động của HĐND

Xây dựng kế hoạc giám sát theo Nghị quyết của HĐND về việc phê duyệt chương trình giám sát năm 2022; phối hợp tổ chức thành công các hội ngh tiếp xúc cử tri của đại biểu Đại biểu QH, HĐND huyện, xã, đồng thời tổ chức thành công tốt đẹp kỳ họp lần thứ tư HĐND xã. Tổ chức quán triệt, triển khai Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực các ban của HĐND xã. Giám sát thực hiện các Chương trình, dự án, thực hiện thu, chi ngân sách xã bảo đảm đúng luật.

3.8. Ủy ban nhân dân

Tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính ph, ca Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân về mc tiêu, nhim vụ phát triển kinh tế - xã hi năm 2022. Triển khai thc hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ đo sản xuất nông nghiệp bảo đảm khung thời vụ; chỉ đạo công tác thu ngân sách; đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng bản văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao.

3.9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

- Mặt trận Tổ quốc phối hợp tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri giữa đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp; phối hợp với các tổ chức, cá nhân tặng 196 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn , với tổng số tiền gần 119.200.000 đồng; tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Phối hợp với chính quyền kiểm tra, đôn đốc 07 hộ được hỗ trợ làm nhà đợt một, đợt hai năm 2022 đẩy nhanh tiến độ, đến nay 05 hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn 02 hộ đang tiến hành thi công.

- Công đoàn xã hưởng ứng “Chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày” thực hiện Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; xây dựng quỹ là 10.800.000 đồng, chi hoạt động và thăm hỏi, động viên hội viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn là 10.000.000 đồng.

- Đoàn xã luôn quan tâm giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đạo đức lối sống cho ĐVTN, thường xuyên thực hiện “Phong trào thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ tổ quốc” cho ĐVTN, tổ chức phát quang 02 km đường với 50 lượt tham gia, trao 06 suất quà cho thanh niên lên đường nhập ngũ và 18 suất quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi và ngày Tết trung thu với số tiền 3.600.000 đồng; giới thiệu 03 đoàn viên ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

- Hội Liên hiệp phụ nữ tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện phong trào xây dựng gia đình 5 không ba sạch, có 572 hội viên tự giác đăng ký và thực hiện hiệu quả chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương... tiếp tục chỉ đạo các mô hình như: Mô hình “Nhóm mẹ đỡ đu, kết nối yêu thương”; Mô hình vịt bản địa; Mô hình rau má; Phối hợp với Ngân hàng CS-XH huyện kiểm tra hoạt động vay vốn định kỳ với tổng dư nợ Hội quản lý là 7.059.000.000 đồng. Phối hợp với trung tâm y tế tổ chức được 4 cuộc truyền thông tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; sức khỏe sinh sản và KHHGĐ; thực hiện tiết kiệm theo Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 12/5/2021 của BCH Đảng bộ huyện Quan Sơn, nhằm huy động nguồn vốn phát triển kinh tế hộ gia đình đã có 175 hộ tham gia mở sổ tiết kiệm, với 1.839.800.000 đồng.

- Hội Nông dân xã thường xuyên chỉ đạo các chi hội nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế hộ gia đình, có 07 mô hình điển hình trong chăn nuôi lợn, thỏ… hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; Ban Thường vụ Hội chỉ đạo cán bộ khuyến nông viên ở các bản tuyên truyền cho hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế.

- Hội Cựu Chiến binh tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội Cựu Chiến binh lần thứ VII, nhiệm k2022 - 2027; kịp thời nắm tư tưởng hội viên CCB và dư luận xã hội, cảnh giác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phát huy vai trò của CCB trong xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ; vận động hội viên và nhân dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ngay từ cơ sở. Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế đó là:

1. Lĩnh vực kinh tế

- Việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

- Việc khai thác, thu mua các mặt hàng lâm sản trên địa bàn có sự biến động về giá do sự tác động của dịch bệnh Covid-19 và một số mặt hàng thiết yếu tăng giá đã ảnh hướng đến thu nhập và cuộc sống của người dân.

- Công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại, bất cập, vẫn còn xảy ra tình trạng xây dựng trái phép các công trình, nhà ở trên đất nông nghiệp; việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao.

- Công tác đào tạo nghề chưa cao, vấn đề giải quyết việc làm còn gặp khó khăn.

- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ tiêu xã giao về xây dựng và phát triển mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn tại một số bản chưa chủ động, sát sao và quyết liệt.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các trường vẫn còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng tốt cho các điều kiện dạy và học.

- Một số đơn vị chưa chú trọng đến việc duy trì, nâng cao chất lượng bản văn hóa, cơ quan văn hóa; chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cơ s còn hạn chế.

3. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Công tác huấn luyện Dân quân chất lượng chưa cao; Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiềm ẩn các yếu tố phức tạp, tội phạm gây thương tích, trm cắp tài sản có chiều hướng ra tăng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra tình trạng phát rừng làm nương rẫy, đã bị xử lý hành chính 02 vụ.

4. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

- Việc triển khai các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, giai đoạn 2021 - 2025 có nội dung còn chưa sâu, chưa sát với điều kiện của từng chi bộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên nắm cơ sở; trách nhiệm của một số đảng ủy viên chưa phát huy hiệu quả, thiếu sâu sát các đơn vị được phân công phụ trách; Chưa phát huy được phản hồi thông tin hai chiều để kịp thời khắc phục được những bất cập trong quần chúng Nhân dân.

- Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể có lúc chưa chặt chẽ.

Nguyên nhân của một s hạn chế, yếu kém: Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân ch quan như: Do tác động của dịch bệnh Covid-19; tính chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của một s ngành, đơn vị chưa cao; trách nhiệm trong phi hợp giải quyết công việc giữa các ngành, đơn vị chưa chặt chẽ; năng lực hoạt động thực tiễn ca một bộ phận cán bộ tham mưu chưa tốt, thiếu tính chủ động, chưa linh hoạt trong giải quyết những vấn đề nảy sinh theo thẩm quyền, thiếu chủ động, sâu sát trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo có nội dung chưa nghiêm làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện và chất lượng công việc.

Mặc dù vẫn còn những tồn tại hạn chế xong có thể khẳng định trong 9  tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thng chính trị 9 tháng năm 2022 tiếp tục duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực có bước phát triển, đạt được những kết quả nổi bật, cụ thể là: (1) Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, quyết liệt; thực hiện Chiến dịch tiêm chng vắc xin phòng Covid-19 đạt hiệu quả cao; (2) Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 54,8%; hoạt động sn xuất, kinh doanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực có bước tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ như: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng 8,9%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 12,7%; dịch vụ tăng 19%; thu ngân sách đạt 78% so với kế hoạch huyện giao; (3) Chất lượng hoạt động văn hóa - xã hội được nâng lên, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; (4) Quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh biên giới được bảo đảm; (5) Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đổi mới và đạt kết quả tích cực.

          Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022, để hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của cả năm, trong quý IV năm 2022 cần tập trung phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh

1.1. Về kinh tế

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế cả năm.

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ đông theo khung thời vụ với cơ cấu giống hợp lý; tích cực phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác bảo vệ, phòng, chống thiên tai, nhất là tại các bản. Chủ động phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn mùa mưa bão năm 2022. Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; triển khai tiêm phòng theo kế hoạch. Tiếp tục rà soát các tiêu chí xây dựng NTM để huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng NTM nâng cao.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các xưởng chế biến tăm mành và xưởng đũa trên địa bàn ổn định sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ; tập trung phát triển các loại hình dịch vụ có lợi thế: kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng chợ và cây xăng trên địa bàn xã... Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với công tác quản lý thị trường.

- Tập trung chỉ đạo các khối ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV và kế hoạch thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy giai đoạn 2022-2025.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo thu NSNN quý IV năm 2022; đẩy mạnh các giải pháp tăng thu, chống thất thu, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2022. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách, chi trả kịp thời các chế độ và chính sách an sinh xã hội.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN QSD đất. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

1.2. Văn hóa - xã hi

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện lớn của huyện và xã; đặc biệt là tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phòng, chống thiên tai. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa; phát triển sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Bảo đảm tỷ lệ 100% văn bản, hồ sơ công việc được ký số và gửi trên môi trường điện tử theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo tinh thần Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND huyện.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại về người, nhà ở và thiếu các nhu yếu phẩm sinh hoạt để kịp thời hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, không để trục lợi chính sách hoặc bỏ sót đối tượng. Quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; triển khai điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo đúng kế hoạch; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách giảm nghèo bền vững.

1.3. Về quốc phòng - an ninh, đối ngoại

- Thực hiện nghiêm túc chế độ trực SSCĐ; Phối hợp chặt chẽ nắm chắc tình hình địa bàn, kp thời tham mưu xử lý các tình huống phòng chống thiên tai, tìm kiểm cứu nạn. Tiếp tục t chức huấn luyện cho các đối tượng theo kế hoạch. Triển khai nhiệm vụ tuyển quân năm 2023 và bồi dưỡng kiến thức QP, AN.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT, nhất là dịp Tết Nguyên đan Quý Mão 2023; tập trung thực hiện các Kế hoạch phòng ngừa, đu tranh với tội phạm v ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sn, trộm cp tài sản.

2. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

2.1. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Ch thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; làm tốt công tác tư tưng, khơi dậy tinh thần yêu lao động trong Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giai đoạn 2020 - 2025, 2021- 2026. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội, thực hiện đúng tiến độ công tác phát triển đảng viên.

2.2. Thực hiện nghiêm túc Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, k luật của đảng; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của BCH Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Kết luận số 934-KL/TU, ngày 05/9/2022 của Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;  

2.3. Tiếp tục ch đạo đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp gắn vi thực hiện Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết s 02- NQ/TU của Ban Thường vụ Tnh ủy (khóa XVIII); tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Năm dân vận chính quyền 2022”.

2.4. Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của t chức cơ sở đảng, hiệu lực, hiệu quả ch đạo, điều hành của chính quyền từ đến cơ s, nhất là việc lãnh đạo, ch đạo phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm trong tham mưu và t chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2.5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể bám sát các nhiệm vụ chính trị, tập trung vận động, tuyên truyền cho các thành viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân thực hiện có hiệu quả, gắn với các phong trào thi đua; tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp phần thiết thực trong công tác xây dựng đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Tập trung kiểm tra, giám sát về thực hin Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVIII) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2020. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân ngày 18/11/2022 tại các khu dân cư. Tiếp tục triển khai làm nhà ở cho hộ nghèo năm 2022 đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.

 

*. Về sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã  về :  Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 -  2025 các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những kết quả đạt được đó là:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

1.1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết

Sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ xã ban hành Nghị quyết này, Ban Thường vụ Đảng ủy đã phân công các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết. Các ban, ngành, Mặt Trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp xã, các chi bộ trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.

Kết quả có 100% các ban, ngành đoàn thể cấp xã, các chi bộ trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai với trên 90 % cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết. Nhìn chung việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết từ xã đến các bản thực hiện một cách nghiêm túc; được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiệt tình hưởng ứng tham gia thực hiện; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đông đảo quần chúng Nhân dân trong việc đấu tranh với những biểu hiện của tư tưởng, thói quen sinh hoạt và giáo dục nhận thức về lưu giữ các giá trị bản sắc tốt đẹp của dân tộc, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vv.

1.2. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết

Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy phối hợp chặt chẽ với Mặt Trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể cấp xã trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết, gắn việc thực hiện Nghị quyết với thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Hằng năm phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể xã trực tiếp xuống từng chi bộ, bản trong xã để tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết, tạo khí thế cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn xã tin tưởng, phấn khởi, cùng quyết tâm tiếp tục thực hiện.

2. Những biểu hiện tư tưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực

Qua  gần 2 năm thực hiện nghị quyết, việc đấu tranh với những biểu hiện tư tưởng thói quen sinh hoạt trong Nhân dân và việc khơi dậy, lưu giữ được nét đẹp các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc trên địa bàn trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, làm vía (mừng thọ, sinh nhật) và lễ hội trên địa bàn từng bước được khắc phục và có chuyển biến tích cực:  Đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã nhân thức được sự cần thiết cần phải lưu giữ các giá trị văn hóa tạo động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Quan niệm về tiếng nói của dân tộc, đặc biệt là dân tộc thái được xem là “Ngôn ngữ giao tiếp vùng” và giao tiếp bằng tiếng đó là văn hóa nét đặc sắc của vùng dân tộc. Với lợi thế một nền văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của văn hóa dân tộc đã tạo ra sức thu hút và sức lan tỏa. Do đó việc thực hiện giáo dục và lưu giữ tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc và việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thái là hết sức cần thiết, là công cụ bản sắc của dân tộc thái trên địa bàn xã.

          3. Những nguyên nhân của thực trạng đang từng bước được cải thiện

 Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bài trừ những tư tưởng, tập quán, thói quen sinh hoạt không phù hợp với truyền thống của dân tộc, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị thường; xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền đã tập trung vào các biểu hiện tư tưởng, tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt mà Nghị Quyết đã chỉ ra; đã khơi dậy được những giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thái trên địa bàn, nêu cao tự hào dân tộc, cổ vũ động viên nhân dân tích cực vươn lên để phát triển kinh tế - xã hội làm cho quê hương ngày càng phát triển khởi sắc.

Tăng cường cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lưu giữ và đã từng bước khôi phục lại các nghệ nhân hiện có của địa phương để sáng tác các làn điệu khặp, sản xuất nhạc cụ của dân tộc thái, tiếp tục được lưu giữ dệt thổ cẩm trang phục dân tộc thái trên địa bàn.

Việc cưới, việc tang, liên hoan mừng thọ (làm vía) đã được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới. Việc tổ chức tang lễ trong nhân dân cơ bản đã giảm, việc tổ chức tang lễ theo phong tục  gọn nhẹ, không kéo dài, hạn chế tốn kém, có chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, tiến bộ. Việc thách cưới, tổ chức cưới nhiều lần, cưới thanh niên riêng, ăn uống linh đình dài ngày gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền của đã có phần giảm, thay vào đó là tổ chức một cách gọn, nhẹ, văn minh, phù hợp với phong tục tốt đẹp của dân tộc và đời sống văn hóa mới, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Đồng thời các đại biểu cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại đó là:

- Việc giáo dục và giữ gìn ngôn ngữ dân tộc và các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc còn chưa được chú trọng và phát huy, các gia đình, dòng họ, cac bậc phụ huynh còn tâm lý lo lắng con, cháu của mình tiếp cận chậm với môi trường học tập nên chủ yếu giáo tiếp tiếng chung ngay từ nhỏ, ít giao tiếp và nói tiếng dân tộc với con, cháu ngay từ nhỏ nên giới trẻ tiếp cận với tiếng dân tộc chậm thậm chí không biết ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc thái. 

- Việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc đa số người dân “khép kín”, “đóng cửa”, không còn tiếp biến nền văn hóa dân tộc đã dần mai một, đặc biệt thế hệ trẻ không còn biết bản sắc dân tộc của mình.

 - Việc sáng tác, lưu giữ và phát huy các làn điệu khặp thái, chế tác nhạc cụ, dệt thổ cẩm trang phục, lễ rước dâu, đưa dâu của người thái gần như không còn.

- Việc tổ chức ma chay, cưới hỏi, liên hoan chúc mừng thọ (làm vía), mừng sinh nhật, đầy tháng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân không muốn thay đổi, còn rườm rà, kéo dài, mời cả làng, cả xã tổ chức ăn, uống linh đình gây phiền toái, lãng phí thời gian và tiền của trong nhân dân.

2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Trên địa bàn xã đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong đó dân tộc thái chiếm tỷ lệ đến 96%, Dân trí không đồng đều

- Đời sống vật chất, nhận thức của nhân dân còn gặp không ít khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Tập quán, thói quen đã tồn tại từ lâu, ăn sâu trong tiềm thức của Nhân dân, nên không dễ thay đổi trong thời gian ngắn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết nên chưa chủ động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Vai trò, MTTQ, các đoàn thể từ xã đến các bản trong việc tổ chức thực hiện các phong trào, vận động đoàn viên, hội viên tham gia đấu tranh với các biểu hiện tư tưởng, tập quán, thói quen chưa được phát huy cao độ.

- Uỷ ban nhân dân xã chưa cụ thể hóa được Nghị quyết thành kế hoạch sát với thực tế của xã để điều hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từng giai đoạn, từng lĩnh vực của Nghị quyết đã đề ra.

- Vai trò tiên phong gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý ở một số cơ quan, đơn vị chưa rõ nét, cá biệt vẫn còn có cán bộ cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý không nghiêm túc thực hiện Nghị quyết làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và lòng tin của nhân dân.

- Công tác tuyên truyền hình thức chưa linh hoạt, chưa sâu, nội dung chưa đa dạng, phong phú. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể thiếu chủ động, thiếu đồng bộ và chặt chẽ; việc biểu dương những cách làm hay, gương người tốt – việc tốt chưa kịp thời, chưa thực sự lan tỏa trong Nhân dân.

- Công tác kiểm tra, giám sát gắn với việc rà soát để bổ sung vào hương ước, quy ước, các phong trào bảo tồn, gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc thái, cơ quan, đơn vị, bản văn hóa, bản nông thôn mới chưa quan tâm đúng mức.

- Việc xử lý vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm túc..

3. Trên cơ sở thực hiện nghị quyết có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/ĐU, ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, giai đoạn 2021 – 2025, một số bài học được rút ra như sau:

Một là, tuyên truyền sâu rộng về các nội dung của Nghị quyết, không ngừng nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bài trừ các biểu hiện của tư tưởng, thói quen từ lâu không muốn thay đổi, không muốn đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết đề ra; đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và nhân dân về việc khơi dậy và giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; có cơ chế chính sách khuyến khích, khích lệ người dân khôi phục, lưu giữ dệt thổ cẩm trang phục dân tộc, rà soát lại các nghệ nhân hiện có trong địa bàn xã biết sáng tác làn điệu khặp thái, nhạc cụ của các dân tộc.

Hai là, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ xã xuống bản trong tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân đấu tranh bài trừ các biểu hiện của tư tưởng, tập quán, thói quen không muốn, ngại đổi mới cách nghĩ, cách làm gắn với việc thực hiện các phong trào, các tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị, làng, bản văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, kịp thời chỉ đạo và giải quyết tốt những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn cơ sở.

 

                                        Tin&ảnh: Trang TTĐT xã Tam Lư.

 

 

 

                                                               

         

 

  

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022.

Đăng lúc: 04/10/2022 00:00:00 (GMT+7)

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022. Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã về : " Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022.

Sáng ngày 4/10/2022 tại hội trường UBND xã Tam Lư đã diễn ra hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022. Sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã  về : " Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

( Đồng chí: Lương Văn Hiệp - HUV, BT Đảng uỷ, CT HĐND xã phát biểu khai mạc hội nghị )

Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Lương Văn Hiệp - HUV, BT ĐU - CT HĐND xã và các đồng chí trong TT Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ - Trưởng các đoàn thể - Cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách - Đại diện trạm y tế - Công an - BGH các trường trong toàn xã. Tại hội nghị các đại biểu đã nghe các đồng chí trong TT Đảng uỷ trình bầy các báo cáo về tình hình KT - XH - QP - AN 9 tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm quỹ IV năm 2022 và báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết số: 05 - NQ/ĐU, ngày 8/6/2021 của BCH Đảng bộ xã về bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 - 2025.

( Toàn cảnh hội nghị )

Báo cáo nêu rõ về những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vưc như:

1. Công tác phòng, chống dịch Covid-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã đã triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm túc kế hoạch xét nghiệm tầm soát phòng dịch Covid-19, Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, tính đến ngày 28/9/2022, đối tượng trên 18 tuổi được tiêm 03 mũi đạt 89,6%; tiêm mũi 04 đạt 36,1%; tỷ lệ tiêm mũi 02 cho đối tượng từ 6 đến dưới 12 tuổi 98,5%, tiêm mũi 03 cho đối tượng từ 12 đến dưới 18 tuổi là 87,5%. Hiện nay, dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát tốt, các hoạt động của địa phương trong điều kiện bình thường mới.

       2. Về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

       2.1. Lĩnh vực kinh tế

       Tổng giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 59,3 tỷ đồng, bằng 54,8% kế hoạch, tăng 16,7% so với CK. Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 61%, tăng 8,9% so với CK; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 22%, tăng 12,7% so với CK; dịch vụ - thương mại chiếm 19%, tăng 13,8% so với CK. Giá trị thu nhập từ nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,6 tỷ đồng, tăng 7,8% so với CK; Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng ước đạt 19,6 tỷ đồng, tăng 9,3% so với CK; dịch vụ thương mại ước đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 9,7 % so với CK.

- Sản xuất nông, lâm, thủy sản:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích reo trồng 137,2 ha, trong đó: Diện tích lúa vụ Chiêm xuân là 120,9 ha; năng suất đạt 63 tạ/ha = 708 tấn (tăng so với cùng kỳ). Triển khai thực hiện mô hình lúa Nhật (J02) tại bản Hậu với tổng diện tích 8,5 ha, năng suất ước đạt 59 tạ/ha = 50,15 tấn. Diện tích hoa màu khác là: 16,3 ha. Hiện nay nhân dân đang thu hoạch lúa mùa năng xuất ước đạt 62,5 tạ/ha, đặc biệt có giống lúa BC 15 năng xuất ước đạt 78,4 tạ/ha.

+ Chăn nuôi: Phát triển ổn định; thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu, bò, dịch tả lợn châu phi, dịch cúm gia cầm. Hoàn thành tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2022, tỷ lệ tiêm phòng đạt 87% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc 2.801 con (tăng 6,6 % so với cùng kỳ), trong đó: Trâu 52 con (tăng 07 con so với cùng kỳ), bò 471 con (tăng 52 con so với cùng kỳ), lợn 1.389 con (tăng 263 con so với cùng kỳ), chó 372 con; dê 180 con; đàn gia cầm khoảng 18.584 con (tăng 1,5 % so với cùng kỳ).

+ Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững. Giá trị sản xuất ước đạt 9,8 tỷ đồng, tăng 5,43% so với cùng kỳ. Cải tạo và duy trì ổn định diện tích rừng vầu, nứa, luồng hiện có; làm tốt công tác quản lý khoanh nuôi bảo rừng, PCCCR, lập quy hoạch khai thác theo quy định, số lượng nan thanh 9 tháng năm 2022 khai thác tiêu thụ hơn 1.700 tấn, Luồng khai thác ước đạt 83.500 cây (tăng so với cùng kỳ); Công tác QLBVR và PCCCR được thực hiện hiệu quả, tình hình an ninh rừng được bảo đảm; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với kiểm lâm địa bàn tổ chức 09 lượt tuần tra, kiểm tra an ninh rừng. Thực hiện dự án mô hình trồng quế tại bản Sại với số hộ tham gia là 6 hộ, diện tích hơn 3 ha và có một số hộ gia đình mua giống quế trồng xen vào diện tích nứa, vầu bị ra hoa.

+ Thủy sản: Tổng diện tích (ao cá) 6,5 ha, lượng cá giống được thả đầu năm ước đạt 34 vạn con. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng ước đạt 5,8 tấn, tăng 4,21% so với cùng kỳ (chủ yếu là cá), trong đó: Nuôi trồng đạt 3,7 tấn; khai thác đạt 2 tấn, giá trị ước đạt 845 triệu đồng. Tiếp tục vận động Nhân dân phát triển nghề nuôi cá thương phẩm để nâng cao thu nhập.

- Chương trình xây dựng NTM được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cơ bản vẫn duy trì được một số tiêu chí xây dựng NTM, đồng thời ra soát các hạng mục công trình đã xuống cấp để có phương án đầu tư cải tạo, nâng cấp, phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong giai đoàn 2021-2025.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản ổn định; Các cơ sở sản xuất trên địa bàn xã đi vào hoạt động ổn định. Giá trị sản xuất tiểu công nghiệp trong 9 tháng ước đạt 19,6 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ; Toàn xã có 17 cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, chủ yếu là hoạt động sơ chế.

- Thương mại - dịch vụ giá trị sản xuất ước đạt 16,3 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ.

- Công tác quản lý ngân sách được thực hiện đúng theo quy định của Luật ngân sách. Thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 9 tháng là 3.496.232.018 đồng; trong đó: Chi ngân sách xã ước thực hiện là 3.330.112.584 đồng.

- Công tác phòng, chống thiên tai ngay từ đầu năm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phương án PCTT, TKCN; Kiện toàn Ban Chỉ huy, lực lượng xung kích PCTT, TKCN; đồng thời tổ chức rà soát các hộ gia đình ở những vị trí có nguy cơ cao về thiên tai, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Qua rà soát có 63 hộ dân tại 6/6 bản nằm ở vùng nguy cơ, trong đó 36 hộ (173 khẩu) ở vùng có nguy cơ rất cao, 27 hộ (137 khẩu) ở vùng có nguy cơ cao.

- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường trong 9 tháng năm 2022 đã lập hồ sơ đề nghị cấp mới được 06 giấy CNQSDĐ ở; chuyển nhượng QSDĐ 01 hồ sơ. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, không để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tỷ lệ người dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ che phủ rừng đạt 92%.

2.2. Về văn hóa - xã hội

- Hoạt động văn hoá, thông tin được tăng cường duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính là 944 văn bản đến và 123 văn bản đi qua môi trường mạng, trên 99% văn bản đi được ký số.

- Ngành giáo dục và đào tạo hoàn thành chương trình năm học 2021-2022, có 11 h/s đạt giải cấp huyện, 23 h/s giỏi xuất sắc toàn diện, 128 h/s khá và 165 cháu đạt bé khỏe, bé ngoan, đồng thời triển khai thực hiện chương trình năm học 2022-2023, tổ chức khai giảng năm 2022-2023 với khí mới, quyết tâm cao của đội ngũ thầy, cô giao và các em học sinh. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy thường xuyên quan tâm lãnh đạo để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục với số tiền 89.380.000 đồng, mua bàn, ghế cho học sinh và giáo viên trường PTDTBT THCS và trường Tiểu học Tam Lư.

- Các chính sách an sinh xã hội thực hiện kịp thời, đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo; trong 9 tháng đầu năm Bưu Điện đã tiếp nhận và tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời số tiền: 999.540.000 đồng cho 196 đối tượng bảo trợ xã hội và 636.510.000 đồng cho đối tượng người có công theo quy định; hoàn thiện 10 hồ sơ xin trợ cấp đối tượng bảo trợ xã hội, 04 hồ sơ trợ cấp mai táng phí; Tiếp nhận, cấp phát 108,8 tấn gạo hỗ trợ hộ nghèo chăm sóc, bảo vệ rừng hộ tham gia trồng rừng theo NĐ 75 của Chính phủ; hỗ trợ công dân đi xuất khẩu lao động là 42 người.

Thực hiện chính sách đến ơn đáp nghĩa, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Tam Lư tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, đồng thời tiếp nhận và trao qùa chính sách của Nhà nước, của tỉnh, huyện, xã cho 45 trường hợp là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách trên địa bàn với tổng số tiền là 38.500.000 đồng.

- Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân 09 tháng năm 2022, đã khám chữa bệnh cho hơn 1.074 lượt người, cấp thuốc BHYT 543, điều trị nội trú 17 lượt người.

- Công tác tư pháp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật; Số liệu chứng thực bản sao từ bản chính 1.553 việc; đăng ký khai sinh 43; khai tử 08; đăng ký kết hôn 13; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 15 trường hợp. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời.

2.3. Công tác Quốc phòng - An ninh và đối ngoại

- Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững ổn định; Lực lượng Quân sự và Công an duy trì chế độ trực theo quy định, kịp thời xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn; Hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân năm 2022; triển khai huấn luyện theo kế hoạch, tham gia Hội thao Trung đội dân quân cơ động đạt giải nhất toàn đoàn của huyện và đạt giải khuyến khích toàn đoàn của tỉnh. Chủ động nm các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn, thực hiện nghiêm phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn; Thường xuyên làm tốt công tác tham mưu xử lý các vụ việc, trong 9 tháng xử lý vi phạm hành chính 19 vụ/31 đối tượng với tổng số tiền phạt 28.450.000 đồng, nộp kho bạc Nhà nước.

- Hoạt động đối ngoại nhân dân được duy trì, như thăm hỏi, trao đổi nắm tình hình và tặng quà nhằm tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa 02 dân tộc vùng giáp biên.

3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành

Ban Thường vụ Đảng ủy triển khai kế hoạch học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tỉnh ủy, của Huyện ủy cho toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, giai đoạn 2021- 2025. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Đại hội Cựu Chiến binh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027; Đại hội Đại biểu đoàn thanh niên Cộng sản HCM xã lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2022-2027; Đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2022-2025 thành công tốt đẹp; đồng thời ban hành quyết định chỉ định chi ủy viên, bí thư chi bộ trường Tiểu học và chi ủy viên, phó bí thư chi bộ trường THCS Tam Lư.

3.2. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Tình hình tư tưởng ca cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong ổn đnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị; Ban Thường vụ Đng ủy tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính tr về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Ban Tuyên giáo Đảng ủy chỉ đạo công tác định hướng thông tin tuyên truyền, định hướng tư tưởng, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 3.3. Công tác tổ chức, cán bộ

Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo rà soát, bổ sung hồ sơ cán bộ và công tác quản lý hồ sơ cán bộ; Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch số 99-KH/HU, ngày 27/5/2022, của Huyện ủy về rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026; 2025-2030, 2026-2031. Kết nạp 01 quần chúng ưu tú vào đảng; xét chuyn chính thức 04 đảng viên dự bị; chuyển sinh hoạt đảng 03 và tiếp nhận 01 trường hợp. Thực hiện chủ trương luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ của Ban Thường vụ Huyện ủy, trong 9 tháng luân chuyển 02 đồng chí và tiếp nhận 02 đồng chí.

3.4. Công tác kiểm tra, giám sát

- Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; trong đó tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy và Đảng ủy đối với các chi ủy chi bộ, trong 9 tháng đầu năm giám sát 03 chi bộ, thi hành kỷ luật 01 đảng viên.

3.5. Công tác dân vận

Ban Dân vận Đảng ủy trin khai kế hoạch thực hiện Năm dân vận chính quyền 2022; chủ động nắm tình hình an ninh trật tự, tình hình Nhân dân, nhất là đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả các quy định phòng, chống dịch trên địa bàn xã.

3.6. Công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Ban thường vụ Đảng ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng Quân sự, Công an phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, nắm dư luận nhân dân; kịp thời chỉ đạo thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; 9 tháng năm 2022 không có đơn khiếu nại, tố cáo.

3.7. Hoạt động của HĐND

Xây dựng kế hoạc giám sát theo Nghị quyết của HĐND về việc phê duyệt chương trình giám sát năm 2022; phối hợp tổ chức thành công các hội ngh tiếp xúc cử tri của đại biểu Đại biểu QH, HĐND huyện, xã, đồng thời tổ chức thành công tốt đẹp kỳ họp lần thứ tư HĐND xã. Tổ chức quán triệt, triển khai Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực các ban của HĐND xã. Giám sát thực hiện các Chương trình, dự án, thực hiện thu, chi ngân sách xã bảo đảm đúng luật.

3.8. Ủy ban nhân dân

Tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính ph, ca Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân về mc tiêu, nhim vụ phát triển kinh tế - xã hi năm 2022. Triển khai thc hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Chỉ đo sản xuất nông nghiệp bảo đảm khung thời vụ; chỉ đạo công tác thu ngân sách; đẩy nhanh thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản lý chặt chẽ tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng bản văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao.

3.9. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

- Mặt trận Tổ quốc phối hợp tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri giữa đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp; phối hợp với các tổ chức, cá nhân tặng 196 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn , với tổng số tiền gần 119.200.000 đồng; tuyên truyền, vận động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Phối hợp với chính quyền kiểm tra, đôn đốc 07 hộ được hỗ trợ làm nhà đợt một, đợt hai năm 2022 đẩy nhanh tiến độ, đến nay 05 hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn 02 hộ đang tiến hành thi công.

- Công đoàn xã hưởng ứng “Chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày” thực hiện Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; xây dựng quỹ là 10.800.000 đồng, chi hoạt động và thăm hỏi, động viên hội viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn là 10.000.000 đồng.

- Đoàn xã luôn quan tâm giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đạo đức lối sống cho ĐVTN, thường xuyên thực hiện “Phong trào thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ tổ quốc” cho ĐVTN, tổ chức phát quang 02 km đường với 50 lượt tham gia, trao 06 suất quà cho thanh niên lên đường nhập ngũ và 18 suất quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc tế thiếu nhi và ngày Tết trung thu với số tiền 3.600.000 đồng; giới thiệu 03 đoàn viên ưu tú tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

- Hội Liên hiệp phụ nữ tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện phong trào xây dựng gia đình 5 không ba sạch, có 572 hội viên tự giác đăng ký và thực hiện hiệu quả chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương... tiếp tục chỉ đạo các mô hình như: Mô hình “Nhóm mẹ đỡ đu, kết nối yêu thương”; Mô hình vịt bản địa; Mô hình rau má; Phối hợp với Ngân hàng CS-XH huyện kiểm tra hoạt động vay vốn định kỳ với tổng dư nợ Hội quản lý là 7.059.000.000 đồng. Phối hợp với trung tâm y tế tổ chức được 4 cuộc truyền thông tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; sức khỏe sinh sản và KHHGĐ; thực hiện tiết kiệm theo Nghị quyết 04-NQ/HU ngày 12/5/2021 của BCH Đảng bộ huyện Quan Sơn, nhằm huy động nguồn vốn phát triển kinh tế hộ gia đình đã có 175 hộ tham gia mở sổ tiết kiệm, với 1.839.800.000 đồng.

- Hội Nông dân xã thường xuyên chỉ đạo các chi hội nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế hộ gia đình, có 07 mô hình điển hình trong chăn nuôi lợn, thỏ… hoạt động hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; Ban Thường vụ Hội chỉ đạo cán bộ khuyến nông viên ở các bản tuyên truyền cho hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt đem lại hiệu quả kinh tế.

- Hội Cựu Chiến binh tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội Cựu Chiến binh lần thứ VII, nhiệm k2022 - 2027; kịp thời nắm tư tưởng hội viên CCB và dư luận xã hội, cảnh giác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phát huy vai trò của CCB trong xây dựng cơ sở và thực hiện Quy chế dân chủ; vận động hội viên và nhân dân đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ngay từ cơ sở. Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế đó là:

1. Lĩnh vực kinh tế

- Việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.

- Việc khai thác, thu mua các mặt hàng lâm sản trên địa bàn có sự biến động về giá do sự tác động của dịch bệnh Covid-19 và một số mặt hàng thiết yếu tăng giá đã ảnh hướng đến thu nhập và cuộc sống của người dân.

- Công tác quản lý đất đai còn nhiều tồn tại, bất cập, vẫn còn xảy ra tình trạng xây dựng trái phép các công trình, nhà ở trên đất nông nghiệp; việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân chậm tiến độ, hiệu quả chưa cao.

- Công tác đào tạo nghề chưa cao, vấn đề giải quyết việc làm còn gặp khó khăn.

- Việc chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ tiêu xã giao về xây dựng và phát triển mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn tại một số bản chưa chủ động, sát sao và quyết liệt.

2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tại các trường vẫn còn thiếu, xuống cấp chưa đáp ứng tốt cho các điều kiện dạy và học.

- Một số đơn vị chưa chú trọng đến việc duy trì, nâng cao chất lượng bản văn hóa, cơ quan văn hóa; chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cơ s còn hạn chế.

3. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh

Công tác huấn luyện Dân quân chất lượng chưa cao; Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiềm ẩn các yếu tố phức tạp, tội phạm gây thương tích, trm cắp tài sản có chiều hướng ra tăng. Công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn xảy ra tình trạng phát rừng làm nương rẫy, đã bị xử lý hành chính 02 vụ.

4. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

- Việc triển khai các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, giai đoạn 2021 - 2025 có nội dung còn chưa sâu, chưa sát với điều kiện của từng chi bộ.

- Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên nắm cơ sở; trách nhiệm của một số đảng ủy viên chưa phát huy hiệu quả, thiếu sâu sát các đơn vị được phân công phụ trách; Chưa phát huy được phản hồi thông tin hai chiều để kịp thời khắc phục được những bất cập trong quần chúng Nhân dân.

- Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể có lúc chưa chặt chẽ.

Nguyên nhân của một s hạn chế, yếu kém: Những hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân ch quan như: Do tác động của dịch bệnh Covid-19; tính chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ của một s ngành, đơn vị chưa cao; trách nhiệm trong phi hợp giải quyết công việc giữa các ngành, đơn vị chưa chặt chẽ; năng lực hoạt động thực tiễn ca một bộ phận cán bộ tham mưu chưa tốt, thiếu tính chủ động, chưa linh hoạt trong giải quyết những vấn đề nảy sinh theo thẩm quyền, thiếu chủ động, sâu sát trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thiếu đôn đốc, kiểm tra, giám sát; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo có nội dung chưa nghiêm làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện và chất lượng công việc.

Mặc dù vẫn còn những tồn tại hạn chế xong có thể khẳng định trong 9  tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thng chính trị 9 tháng năm 2022 tiếp tục duy trì ổn định, nhiều lĩnh vực có bước phát triển, đạt được những kết quả nổi bật, cụ thể là: (1) Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kịp thời, quyết liệt; thực hiện Chiến dịch tiêm chng vắc xin phòng Covid-19 đạt hiệu quả cao; (2) Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất 9 tháng ước đạt 54,8%; hoạt động sn xuất, kinh doanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực có bước tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ như: Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tăng 8,9%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 12,7%; dịch vụ tăng 19%; thu ngân sách đạt 78% so với kế hoạch huyện giao; (3) Chất lượng hoạt động văn hóa - xã hội được nâng lên, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời; (4) Quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh biên giới được bảo đảm; (5) Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đổi mới và đạt kết quả tích cực.

          Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng năm 2022, để hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của cả năm, trong quý IV năm 2022 cần tập trung phấn đấu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh

1.1. Về kinh tế

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế cả năm.

- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ đông theo khung thời vụ với cơ cấu giống hợp lý; tích cực phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác bảo vệ, phòng, chống thiên tai, nhất là tại các bản. Chủ động phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn mùa mưa bão năm 2022. Kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; triển khai tiêm phòng theo kế hoạch. Tiếp tục rà soát các tiêu chí xây dựng NTM để huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực bảo đảm thực hiện mục tiêu xây dựng NTM nâng cao.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các xưởng chế biến tăm mành và xưởng đũa trên địa bàn ổn định sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ; tập trung phát triển các loại hình dịch vụ có lợi thế: kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng chợ và cây xăng trên địa bàn xã... Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với công tác quản lý thị trường.

- Tập trung chỉ đạo các khối ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIV và kế hoạch thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy giai đoạn 2022-2025.

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo thu NSNN quý IV năm 2022; đẩy mạnh các giải pháp tăng thu, chống thất thu, đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2022. Quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách, chi trả kịp thời các chế độ và chính sách an sinh xã hội.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường; đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi, cấp lại GCN QSD đất. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.

1.2. Văn hóa - xã hi

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, các sự kiện lớn của huyện và xã; đặc biệt là tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phòng, chống thiên tai. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa; phát triển sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Bảo đảm tỷ lệ 100% văn bản, hồ sơ công việc được ký số và gửi trên môi trường điện tử theo tinh thần Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo tinh thần Chỉ thị 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND huyện.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống dịch bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội. Theo dõi, tổng hợp tình hình thiệt hại về người, nhà ở và thiếu các nhu yếu phẩm sinh hoạt để kịp thời hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, không để trục lợi chính sách hoặc bỏ sót đối tượng. Quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; triển khai điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo đúng kế hoạch; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình giảm nghèo và các chính sách giảm nghèo bền vững.

1.3. Về quốc phòng - an ninh, đối ngoại

- Thực hiện nghiêm túc chế độ trực SSCĐ; Phối hợp chặt chẽ nắm chắc tình hình địa bàn, kp thời tham mưu xử lý các tình huống phòng chống thiên tai, tìm kiểm cứu nạn. Tiếp tục t chức huấn luyện cho các đối tượng theo kế hoạch. Triển khai nhiệm vụ tuyển quân năm 2023 và bồi dưỡng kiến thức QP, AN.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo ANTT, nhất là dịp Tết Nguyên đan Quý Mão 2023; tập trung thực hiện các Kế hoạch phòng ngừa, đu tranh với tội phạm v ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sn, trộm cp tài sản.

2. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

2.1. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kết luận số 01- KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Ch thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; làm tốt công tác tư tưng, khơi dậy tinh thần yêu lao động trong Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết chuyên đề, chương trình của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giai đoạn 2020 - 2025, 2021- 2026. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội, thực hiện đúng tiến độ công tác phát triển đảng viên.

2.2. Thực hiện nghiêm túc Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, k luật của đảng; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của BCH Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Kết luận số 934-KL/TU, ngày 05/9/2022 của Tỉnh ủy về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ;  

2.3. Tiếp tục ch đạo đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp gắn vi thực hiện Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết s 02- NQ/TU của Ban Thường vụ Tnh ủy (khóa XVIII); tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả “Năm dân vận chính quyền 2022”.

2.4. Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của t chức cơ sở đảng, hiệu lực, hiệu quả ch đạo, điều hành của chính quyền từ đến cơ s, nhất là việc lãnh đạo, ch đạo phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm trong tham mưu và t chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2.5. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể bám sát các nhiệm vụ chính trị, tập trung vận động, tuyên truyền cho các thành viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân thực hiện có hiệu quả, gắn với các phong trào thi đua; tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, góp phần thiết thực trong công tác xây dựng đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo bền vững. Tập trung kiểm tra, giám sát về thực hin Kết luận số 610-KL/TU ngày 20/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVIII) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015- 2020. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân ngày 18/11/2022 tại các khu dân cư. Tiếp tục triển khai làm nhà ở cho hộ nghèo năm 2022 đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.

 

*. Về sơ kết 1 năm thực hiện nghị quyết 05 - NQ/ĐU của BCH Đảng bộ xã  về :  Bảo tồn các giá trị văn hoá, vật thể, phi vật thể và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn xã Tam Lư, giai đoạn 2021 -  2025 các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những kết quả đạt được đó là:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

1.1. Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết

Sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ xã ban hành Nghị quyết này, Ban Thường vụ Đảng ủy đã phân công các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng ủy quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết. Các ban, ngành, Mặt Trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp xã, các chi bộ trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã.

Kết quả có 100% các ban, ngành đoàn thể cấp xã, các chi bộ trực thuộc tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai với trên 90 % cán bộ, đảng viên và đông đảo Nhân dân tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết. Nhìn chung việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết từ xã đến các bản thực hiện một cách nghiêm túc; được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiệt tình hưởng ứng tham gia thực hiện; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, đông đảo quần chúng Nhân dân trong việc đấu tranh với những biểu hiện của tư tưởng, thói quen sinh hoạt và giáo dục nhận thức về lưu giữ các giá trị bản sắc tốt đẹp của dân tộc, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vv.

1.2. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết

Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Đảng ủy phối hợp chặt chẽ với Mặt Trận Tổ quốc, các ban ngành đoàn thể cấp xã trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết, gắn việc thực hiện Nghị quyết với thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chương trình giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Hằng năm phân công các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các đoàn thể xã trực tiếp xuống từng chi bộ, bản trong xã để tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện Nghị quyết, tạo khí thế cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn xã tin tưởng, phấn khởi, cùng quyết tâm tiếp tục thực hiện.

2. Những biểu hiện tư tưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực

Qua  gần 2 năm thực hiện nghị quyết, việc đấu tranh với những biểu hiện tư tưởng thói quen sinh hoạt trong Nhân dân và việc khơi dậy, lưu giữ được nét đẹp các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc trên địa bàn trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, làm vía (mừng thọ, sinh nhật) và lễ hội trên địa bàn từng bước được khắc phục và có chuyển biến tích cực:  Đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã nhân thức được sự cần thiết cần phải lưu giữ các giá trị văn hóa tạo động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Quan niệm về tiếng nói của dân tộc, đặc biệt là dân tộc thái được xem là “Ngôn ngữ giao tiếp vùng” và giao tiếp bằng tiếng đó là văn hóa nét đặc sắc của vùng dân tộc. Với lợi thế một nền văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của văn hóa dân tộc đã tạo ra sức thu hút và sức lan tỏa. Do đó việc thực hiện giáo dục và lưu giữ tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc và việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc thái là hết sức cần thiết, là công cụ bản sắc của dân tộc thái trên địa bàn xã.

          3. Những nguyên nhân của thực trạng đang từng bước được cải thiện

 Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, bài trừ những tư tưởng, tập quán, thói quen sinh hoạt không phù hợp với truyền thống của dân tộc, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị thường; xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền đã tập trung vào các biểu hiện tư tưởng, tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt mà Nghị Quyết đã chỉ ra; đã khơi dậy được những giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thái trên địa bàn, nêu cao tự hào dân tộc, cổ vũ động viên nhân dân tích cực vươn lên để phát triển kinh tế - xã hội làm cho quê hương ngày càng phát triển khởi sắc.

Tăng cường cường giáo dục, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về lưu giữ và đã từng bước khôi phục lại các nghệ nhân hiện có của địa phương để sáng tác các làn điệu khặp, sản xuất nhạc cụ của dân tộc thái, tiếp tục được lưu giữ dệt thổ cẩm trang phục dân tộc thái trên địa bàn.

Việc cưới, việc tang, liên hoan mừng thọ (làm vía) đã được tổ chức theo nếp sống văn hóa mới. Việc tổ chức tang lễ trong nhân dân cơ bản đã giảm, việc tổ chức tang lễ theo phong tục  gọn nhẹ, không kéo dài, hạn chế tốn kém, có chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, tiến bộ. Việc thách cưới, tổ chức cưới nhiều lần, cưới thanh niên riêng, ăn uống linh đình dài ngày gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền của đã có phần giảm, thay vào đó là tổ chức một cách gọn, nhẹ, văn minh, phù hợp với phong tục tốt đẹp của dân tộc và đời sống văn hóa mới, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Đồng thời các đại biểu cũng đã chỉ ra những hạn chế, tồn tại đó là:

- Việc giáo dục và giữ gìn ngôn ngữ dân tộc và các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc còn chưa được chú trọng và phát huy, các gia đình, dòng họ, cac bậc phụ huynh còn tâm lý lo lắng con, cháu của mình tiếp cận chậm với môi trường học tập nên chủ yếu giáo tiếp tiếng chung ngay từ nhỏ, ít giao tiếp và nói tiếng dân tộc với con, cháu ngay từ nhỏ nên giới trẻ tiếp cận với tiếng dân tộc chậm thậm chí không biết ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc thái. 

- Việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc đa số người dân “khép kín”, “đóng cửa”, không còn tiếp biến nền văn hóa dân tộc đã dần mai một, đặc biệt thế hệ trẻ không còn biết bản sắc dân tộc của mình.

 - Việc sáng tác, lưu giữ và phát huy các làn điệu khặp thái, chế tác nhạc cụ, dệt thổ cẩm trang phục, lễ rước dâu, đưa dâu của người thái gần như không còn.

- Việc tổ chức ma chay, cưới hỏi, liên hoan chúc mừng thọ (làm vía), mừng sinh nhật, đầy tháng ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân không muốn thay đổi, còn rườm rà, kéo dài, mời cả làng, cả xã tổ chức ăn, uống linh đình gây phiền toái, lãng phí thời gian và tiền của trong nhân dân.

2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan:

Trên địa bàn xã đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trong đó dân tộc thái chiếm tỷ lệ đến 96%, Dân trí không đồng đều

- Đời sống vật chất, nhận thức của nhân dân còn gặp không ít khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Tập quán, thói quen đã tồn tại từ lâu, ăn sâu trong tiềm thức của Nhân dân, nên không dễ thay đổi trong thời gian ngắn.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết nên chưa chủ động, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Vai trò, MTTQ, các đoàn thể từ xã đến các bản trong việc tổ chức thực hiện các phong trào, vận động đoàn viên, hội viên tham gia đấu tranh với các biểu hiện tư tưởng, tập quán, thói quen chưa được phát huy cao độ.

- Uỷ ban nhân dân xã chưa cụ thể hóa được Nghị quyết thành kế hoạch sát với thực tế của xã để điều hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từng giai đoạn, từng lĩnh vực của Nghị quyết đã đề ra.

- Vai trò tiên phong gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý ở một số cơ quan, đơn vị chưa rõ nét, cá biệt vẫn còn có cán bộ cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý không nghiêm túc thực hiện Nghị quyết làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và lòng tin của nhân dân.

- Công tác tuyên truyền hình thức chưa linh hoạt, chưa sâu, nội dung chưa đa dạng, phong phú. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể thiếu chủ động, thiếu đồng bộ và chặt chẽ; việc biểu dương những cách làm hay, gương người tốt – việc tốt chưa kịp thời, chưa thực sự lan tỏa trong Nhân dân.

- Công tác kiểm tra, giám sát gắn với việc rà soát để bổ sung vào hương ước, quy ước, các phong trào bảo tồn, gìn giữ các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc thái, cơ quan, đơn vị, bản văn hóa, bản nông thôn mới chưa quan tâm đúng mức.

- Việc xử lý vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm túc..

3. Trên cơ sở thực hiện nghị quyết có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là:

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/ĐU, ngày 08 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, giai đoạn 2021 – 2025, một số bài học được rút ra như sau:

Một là, tuyên truyền sâu rộng về các nội dung của Nghị quyết, không ngừng nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bài trừ các biểu hiện của tư tưởng, thói quen từ lâu không muốn thay đổi, không muốn đổi mới theo tinh thần của Nghị quyết đề ra; đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và nhân dân về việc khơi dậy và giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc; có cơ chế chính sách khuyến khích, khích lệ người dân khôi phục, lưu giữ dệt thổ cẩm trang phục dân tộc, rà soát lại các nghệ nhân hiện có trong địa bàn xã biết sáng tác làn điệu khặp thái, nhạc cụ của các dân tộc.

Hai là, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ xã xuống bản trong tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân đấu tranh bài trừ các biểu hiện của tư tưởng, tập quán, thói quen không muốn, ngại đổi mới cách nghĩ, cách làm gắn với việc thực hiện các phong trào, các tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị, làng, bản văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, kịp thời chỉ đạo và giải quyết tốt những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn cơ sở.

 

                                        Tin&ảnh: Trang TTĐT xã Tam Lư.