Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
202514

Tiêu đề số 1/2020

Ngày 10/01/2020 00:00:00

Đại hội chi bộ bản Sại

 Thực hiện công văn số 595-CV/HU, ngày 02/01/2020 của huyện Ủy Quan Sơn về việc hướng dẫn tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2022.
Ngày 10 tháng 01 năm 2020 Chi bộ bản Sại tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022 làm điểm cho Đảng bộ xã Tam Lư.
20200110_135006.jpg
(Đoàn chủ tịch đại hội)

Đến dự đại hội có đồng chí Lương Thị Hạnh HUV - PCT UBND huyện - Phụ trách đảng bộ xã Tam Lư.
Dự đại hội có đồng chí Vi Văn Thanh Phó bí thư thường trực Đảng ủy dự và chỉ đạo cùng các đồng chí trong ban thường vụ Đảng ủy, các đồng chí bí thư, phó bí thư các chi bộ trong toàn đảng bộ cũng có mặt đến dự.
Số Đảng viên tham gia đại có 34 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí đảng viên dự bị.

Cô hạnh phát biểu.jpg
(Đ/c Lương Thị Hạnh PCT UBND phát biểu chào mừng đại hội)


Vi Văn Thanh.jpg
(Đồng chí Vi Văn Thanh PBT TT ĐU phát biểu chi đạo đại hội)



Đồng chí Hà Văn Thọ bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2017 - 2020 phát biểu khai mạc đại hội, đại hội đã nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2017 - 2020 của chi ủy nhiệm kỳ 2017 - 2020 và đại hội tiến hành thảo luận và nêu bật thành tích đạt được và chi ra những tồn tại hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp cho những năm tiếp theo.
Đồng chí Lương Thị Hạnh PCT UBND huyện có ý kiến phát biểu chào mừng đại hội. Đồng chí Vi Văn Thanh PBT thường trực có ý kiến phát biểu chỉ đạo ddaoij hội.
20200110_135822.jpg
(Toàn cảnh đại hội)













Cô hạnh trao quà.jpg
(Đ/C Lương Thị Hạnh trao quà tết cho cán bộ và nhân dân xã)


Đại hội đã bầu ban chi ủy khóa mới nhiệm kỳ 2020 - 2022 gồm 3 đồng chí và tiến hành bầu chức danh bí thư chi bộ và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên gồm 17 đồng chí, dự khuyết 01 đồng chí.
Sau đại hội tiến hanhfg nđại hội nông dân tiến hành bầu BQL và chức danh trưởng bản, thực hiện theo tinh thần tinh giãn biên chế nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng bản, phó bí thư chi bộ kiêm phó bản, chi ủy viên kiêm phó bản.

Cô hạnh trao quà B S.jpg
(Đ/c Lương Thị Hạnh trao quà chúc mừng đại hội)

Kết thúc đại hội đồng chí Lương THị Hạnh và đoàn công tác của huyện, xã đã đi chúc tết và tặng quà cho một số hộ gia đình chính sách đặc biệt khó khăn tại các bản.
Tin và ảnh: Hà Văn Nương - PCT UBND xã)



 

     UBND XÃ TAM LƯ

BAN QUẢN LÝ BẢN SẠI

 
 

 


(Dự thảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


Bản Sại, ngày  10  tháng 01 năm 2020

 

 

BÁO CÁO

Tổng kết nhiệm kỳ 2017 – 2020, phương hướng

nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2022

----------------------------

 

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI NÔNG DÂN LẦN XXV  (2017 - 2020)

---------------------------

 

Bản Sại là một bản nằm ở phía Nam của xã Tam Lư, cách trung tâm xã 2,3 km, bản có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 99,6 %, còn lại là dân tộc Kinh. Tổng số đảng viên trong toàn chi bộ là 46 đảng viên.

Tổng diện tích tự nhiên là: 816,6 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 508,2 ha; Diện tích đất nông nghiệp 126,39 ha; diện tích đất thổ cư 10,4 ha và đất khác là 10,2 ha, dân cư chủ yếu ở dọc theo 2 bên đường liên xã Tam Lư, Tam Thanh. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 6,73 %; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 26 triệu đồng người/năm; năm 2019 đạt 33 triệu đồng/người/năm.

Trong nhiệm kỳ qua  bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn đó là: Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại và tác động đến chăn nuôi, sản xuất; giá cả thị trường nhiều mặt hàng biến động xuống thấp, dịch tả lợn Châu Phi,  ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhưng với quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân. Nhiệm kỳ 2017 – 2020 Chi bộ đã tập lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, với những nội dung như sau:

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I. LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA Xà HỘI, QUỐC PHONG – AN NINH

1. Về lĩnh vực kinh tế                                                                                          

- Sản xuất Nông  nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 21,9 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là 17,9 ha, diện tích trồng Ngô 01 ha, diện tích sắn 1,5 ha, diện tích hoa màu khác 1,3 ha; năng xuất lúa bình quân đạt 45 tạ/ha. Do làm tốt công tác tuyên truyền bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất.

- Chăn nuôi: Được sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp, các ngành BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện  đàn trâu: 35 con, đàn bò 70 con; đàn Dê  35 con, đàn lợn 40 con, đàn gia cầm khoảng 1.600 con. Hiện trong bản có 02 mô hình gia trại chăn nuôi, trồng trọt cung ứng nguồn thực phẩm sạch trong và ngoài địa bàn; thu nhập bình quân 60 triệu đồng/năm.

- Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR: Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ đạo và tuyên truyền các hộ gia đình chú trọng công tác trồng rừng bổ sung đảm tính bền vững, trong năm đã trồng mới được 07 ha rừng luồng, vầu; có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đảm bảo tốt công tác PCCCR, không để xảy ra cháy rừng và các vụ khai thác lâm sản trái phép phải xử lý.

Số lượng khai thác nan thanh được trên 2.500  tấn; luồng khai thác được trên 10.000.000  cây; ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập .

Hiên trên địa bàn có 01 xưởng sơ chế tăm mành tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 25 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

- Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc; phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT luôn được duy trì thường xuyên, tham gia giao lưu nhân các ngày lễ, kỷ niệm do xã phát động và các bản trong và ngoài xã mời. Qua đó phong trào được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Số hộ gia đình văn hóa tăng dần theo từng năm, hiện có 80/106 hộ  đạt gia đình văn hóa thể thao và có 30 hộ đạt danh hiệu 3 năm lien tục được chủ tịch UBND xã khen thưởng..

-  Quan tâm làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên tham gia giúp đỡ ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách; các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; với số kinh phí và ngày công trên 50 triệu đồng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công xây dựng các công trình như: Nhà văn hóa bản, khuôn viên nhà văn hóa khang trang sạch đẹp, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

- Cùng với các bản trong toàn xã, quyên góp hỗ trợ và tham gia ngày công khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ; giúp đỡ các hộ gia đình trong bản và nhân dân các bản trên địa bàn của huyện với số kinh phí và ngày công trên 45.000.000 đồng.

3. Lĩnh vực AN và trật tự an toàn xã hội

- Chỉ đạo Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo  an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; kịp thời xử lý, giải quyết khi có vụ việc xảy ra, không để phức tạp, tồn động kéo dài.

- Duy trì A dân quân bản, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

4. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 

 Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung công tác tuyên truyền  để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế.Tổng kinh phí thực hiện 5.212.000.000 đồng. số hộ có nhà tắm, bể nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tang từ 48% năm 2017 lên 83,1% năm 2019.

Với những kết quả trên bản Sại hoàn thành 14/14 tiêu chí, được Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn ký Quyết định số  2185/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 Công nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Riêng năm  2018 từ nguồn kinh phí trên hỗ trợ của cấp trên, được sự thống nhất của chi bộ và nhân dân đã triển khai xây dựng công trình nhà văn hóa, nhà vệ sinh, tường dào, khuôn viên, với số kinh phí và ngày công 150 triệu đồng.

5. Công tác quản lý, điều hành của Ban quản lý bản

Ban Quản lý đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý điều hành, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động cụ thể hoá Nghị quyết của Chi bộ đề ra, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có trọng tâm, trọng điểm. Giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân quan tâm.

6. Hoạt động của ban Công tác mặt trận và các đoàn thể

Hoạt động của ban Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thu được nhiều kết quả. Phương pháp tập hợp quần chúng ngày một đa dạng, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Các đoàn thể chính trị xã hội luôn củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sát với thực tế, từng bước đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức.

II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1- Những tồn tại hạn chế

1.1- Về kinh tế:

- Chỉ tiêu, kế hoạch trong nhiệm kỳ  cơ bản hoàn thành, xong có mặt còn chậm và hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với lợi thế, nhất là về lâm nghiệp, phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, chất lượng còn thấp.

- Chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, chưa thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ, trao đổi hàng hóa tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn chậm so với tình hình phát triển chung, chủ yếu hàng hóa tự cung, tự cấp.

 1.2- Văn hoá xã hội.

Chất lượng hoạt động bản văn hóa, gia đình văn hoá chưa được duy trì thường xuyên. Thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang nhìn chung còn lãng phí, tốn kém.

Việc duy trì thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới có thời điểm còn hạn chế; nhất là tiêu chí về môi trường, giao thông…

1.3- Quốc phòng – an ninh

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và  nhân dân chưa thường xuyên, nhận thức và chấp hành pháp luật của số ít người dân còn hạn chế; việc sử dụng súng săn, xung kích điện trái phép đang còn diễn ra; một bộ phận thanh, thiếu niên còn ham chơi, đua đòi.

2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Về khách quan:

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do ảnh hưởng của tập quán sản xuất và tư duy chưa đổi mới; ý thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn đầu tư, sản xuất; do đó chưa  đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ.

+ Trình độ dân trí không đồng đều, sử dụng lao động, hiệu quả chất lượng còn thấp.

- Về chủ quan:

+ Trình độ năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp ủy – BQL chưa đồng đều, chủ yếu vận dụng qua kinh nghiệm thực tế.

+ Việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu kiểm tra, giám sát, các đoàn thể vào cuộc chưa đồng bộ trong thực hiện công việc.

III- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ qua, BQL đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

1- Trước hết phải tranh thủ sự giúp đỡ, sát sao của các cấp, các ngành từ Huyện  đến Xã; mà trực tiếp là Đảng uỷ, HĐND, UBND và các khối đoàn thể của xã.

2- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, đề cao quyền làm chủ của nhân dân.

3- Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng; điều hành của chính quyền trong xây dựng Chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; phải bám sát các định hướng chỉ tiêu đề ra, có tính chiến lược. Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kính tế - xã hội; gắn với  đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NHIỆM KỲ 2020 - 2022

1- Phương hướng chung

 Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết 04, 05, 07 của Huyện ủy Quan Sơn; Chương trình hành động của Đảng ủy,  kế hoạch của UBND xã Tam Lư về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; không ngừng được phát huy; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; phấn đấu xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.

2- Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt  12 % vào năm 2022;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 - 37 triệu đồng /người/năm

- Hàng năm tạo được việc làm mới cho 20 - 25 lao động trở lên; trong đó xuuats khẩu lao động phấn đấu từ  - đến 10 lao động

- 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5 %;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15 %;

- Tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt  95 % trở lên;

- Phấn đấu năm 2023 đạt bản nông thôn mới kiểu mẫu.

2.1- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước phát triển mới đối với nông, lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Làm tốt công tác bảo vệ rừng. Trồng mới từ  15 ha rừng các loại, tỷ lệ che phủ rừng đạt 96 % trở lên. Đến năm 2023 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 29 %, nông lâm, thủy sản ước đạt 18 %, dịch vụ thương mại ước đạt 6 %; khai thác tài nguyên ước đạt  90 %.

Khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ nông dân xây dựng các xưởng chế biến lâm sản như: tăm mành, đũa tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Làm tốt công tác quản lý, khai thác nan thanh có hiệu quả, khai thác theo quy trình để đảm bảo trong mùa sinh măng; nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành nội quy, quy chế của bản.

2.2. Văn hoá – xã hội.

a- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá- xã hội:

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân.

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt  công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc, bà mẹ, trẻ em.

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào vệ sinh, phòng bệnh và các biện pháp an toàn thực phẩm, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với Nước; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

b-Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội:

Khuyến khích các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại bản.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo, kịp thời rà soát đề nghị cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Duy trì và phát triển quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “ Vì người nghèo” .

3- Đảm bảo Quốc phòng – an ninh

 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân nhận thức sâu sắc; đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa các loại tội phạm, tai tệ nạn xã hội,  giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra, không để xảy ra điểm nóng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

 Phát huy sức mạnh của Ban công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội:

Xây dựng, củng cố Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thực sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể, Phát huy công tác phối hợp giữa Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể quần chúng với các lực lượng trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đảm bảo ổn định ANCT – TTATXH; xây dựng làng bản ngày càng giàu đẹp, văn minh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đề ra./.

 

                                        TM. BQL BẢN KHOÁ XXV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 








Tiêu đề số 1/2020

Đăng lúc: 10/01/2020 00:00:00 (GMT+7)

Đại hội chi bộ bản Sại

 Thực hiện công văn số 595-CV/HU, ngày 02/01/2020 của huyện Ủy Quan Sơn về việc hướng dẫn tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2020 - 2022.
Ngày 10 tháng 01 năm 2020 Chi bộ bản Sại tổ chức đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022 làm điểm cho Đảng bộ xã Tam Lư.
20200110_135006.jpg
(Đoàn chủ tịch đại hội)

Đến dự đại hội có đồng chí Lương Thị Hạnh HUV - PCT UBND huyện - Phụ trách đảng bộ xã Tam Lư.
Dự đại hội có đồng chí Vi Văn Thanh Phó bí thư thường trực Đảng ủy dự và chỉ đạo cùng các đồng chí trong ban thường vụ Đảng ủy, các đồng chí bí thư, phó bí thư các chi bộ trong toàn đảng bộ cũng có mặt đến dự.
Số Đảng viên tham gia đại có 34 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí đảng viên dự bị.

Cô hạnh phát biểu.jpg
(Đ/c Lương Thị Hạnh PCT UBND phát biểu chào mừng đại hội)


Vi Văn Thanh.jpg
(Đồng chí Vi Văn Thanh PBT TT ĐU phát biểu chi đạo đại hội)



Đồng chí Hà Văn Thọ bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2017 - 2020 phát biểu khai mạc đại hội, đại hội đã nghe báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2017 - 2020 của chi ủy nhiệm kỳ 2017 - 2020 và đại hội tiến hành thảo luận và nêu bật thành tích đạt được và chi ra những tồn tại hạn chế nhằm đưa ra những giải pháp cho những năm tiếp theo.
Đồng chí Lương Thị Hạnh PCT UBND huyện có ý kiến phát biểu chào mừng đại hội. Đồng chí Vi Văn Thanh PBT thường trực có ý kiến phát biểu chỉ đạo ddaoij hội.
20200110_135822.jpg
(Toàn cảnh đại hội)













Cô hạnh trao quà.jpg
(Đ/C Lương Thị Hạnh trao quà tết cho cán bộ và nhân dân xã)


Đại hội đã bầu ban chi ủy khóa mới nhiệm kỳ 2020 - 2022 gồm 3 đồng chí và tiến hành bầu chức danh bí thư chi bộ và bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên gồm 17 đồng chí, dự khuyết 01 đồng chí.
Sau đại hội tiến hanhfg nđại hội nông dân tiến hành bầu BQL và chức danh trưởng bản, thực hiện theo tinh thần tinh giãn biên chế nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng bản, phó bí thư chi bộ kiêm phó bản, chi ủy viên kiêm phó bản.

Cô hạnh trao quà B S.jpg
(Đ/c Lương Thị Hạnh trao quà chúc mừng đại hội)

Kết thúc đại hội đồng chí Lương THị Hạnh và đoàn công tác của huyện, xã đã đi chúc tết và tặng quà cho một số hộ gia đình chính sách đặc biệt khó khăn tại các bản.
Tin và ảnh: Hà Văn Nương - PCT UBND xã)



 

     UBND XÃ TAM LƯ

BAN QUẢN LÝ BẢN SẠI

 
 

 


(Dự thảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


Bản Sại, ngày  10  tháng 01 năm 2020

 

 

BÁO CÁO

Tổng kết nhiệm kỳ 2017 – 2020, phương hướng

nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2022

----------------------------

 

 

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

ĐẠI HỘI NÔNG DÂN LẦN XXV  (2017 - 2020)

---------------------------

 

Bản Sại là một bản nằm ở phía Nam của xã Tam Lư, cách trung tâm xã 2,3 km, bản có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là: Thái và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 99,6 %, còn lại là dân tộc Kinh. Tổng số đảng viên trong toàn chi bộ là 46 đảng viên.

Tổng diện tích tự nhiên là: 816,6 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp 508,2 ha; Diện tích đất nông nghiệp 126,39 ha; diện tích đất thổ cư 10,4 ha và đất khác là 10,2 ha, dân cư chủ yếu ở dọc theo 2 bên đường liên xã Tam Lư, Tam Thanh. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 6,73 %; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 26 triệu đồng người/năm; năm 2019 đạt 33 triệu đồng/người/năm.

Trong nhiệm kỳ qua  bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn đó là: Tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại và tác động đến chăn nuôi, sản xuất; giá cả thị trường nhiều mặt hàng biến động xuống thấp, dịch tả lợn Châu Phi,  ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nhưng với quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận của nhân dân. Nhiệm kỳ 2017 – 2020 Chi bộ đã tập lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, với những nội dung như sau:

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I. LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - VĂN HÓA Xà HỘI, QUỐC PHONG – AN NINH

1. Về lĩnh vực kinh tế                                                                                          

- Sản xuất Nông  nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 21,9 ha; Trong đó: Diện tích lúa nước 02 vụ là 17,9 ha, diện tích trồng Ngô 01 ha, diện tích sắn 1,5 ha, diện tích hoa màu khác 1,3 ha; năng xuất lúa bình quân đạt 45 tạ/ha. Do làm tốt công tác tuyên truyền bà con nông dân biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất, như đầu tư phân bón đúng thời kỳ, đồng thời trú trọng đến công tác phòng chống sâu bệnh và đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất.

- Chăn nuôi: Được sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp, các ngành BQL bản trú trọng đến việc tiêm phòng chống dịch bệnh định kỳ cho đàn gia súc, gia cầm. do đó không có dịch bệnh lớn xảy ra. Hiện  đàn trâu: 35 con, đàn bò 70 con; đàn Dê  35 con, đàn lợn 40 con, đàn gia cầm khoảng 1.600 con. Hiện trong bản có 02 mô hình gia trại chăn nuôi, trồng trọt cung ứng nguồn thực phẩm sạch trong và ngoài địa bàn; thu nhập bình quân 60 triệu đồng/năm.

- Về công tác lâm nghiệp, QLBVR, PCCCR: Cấp uỷ, BQL bản triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính Phủ, chỉ đạo và tuyên truyền các hộ gia đình chú trọng công tác trồng rừng bổ sung đảm tính bền vững, trong năm đã trồng mới được 07 ha rừng luồng, vầu; có kế hoạch phối kết hợp với tổ an ninh và công an viên kiểm tra các khu rừng, giải quyết các hộ tranh chấp ranh giới đất tập thể và hộ gia đình, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm trái phép. Đảm bảo tốt công tác PCCCR, không để xảy ra cháy rừng và các vụ khai thác lâm sản trái phép phải xử lý.

Số lượng khai thác nan thanh được trên 2.500  tấn; luồng khai thác được trên 10.000.000  cây; ngoài ra nhân dân còn khai thác các mặt hàng như thảo dược để tăng nguồn thu nhập .

Hiên trên địa bàn có 01 xưởng sơ chế tăm mành tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 25 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.

2. Lĩnh vực văn hóa, xã hội

- Tăng cường cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc; phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT luôn được duy trì thường xuyên, tham gia giao lưu nhân các ngày lễ, kỷ niệm do xã phát động và các bản trong và ngoài xã mời. Qua đó phong trào được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Số hộ gia đình văn hóa tăng dần theo từng năm, hiện có 80/106 hộ  đạt gia đình văn hóa thể thao và có 30 hộ đạt danh hiệu 3 năm lien tục được chủ tịch UBND xã khen thưởng..

-  Quan tâm làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, hàng năm chỉ đạo đoàn thanh niên tham gia giúp đỡ ngày công lao động cho các hộ gia đình chính sách; các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; với số kinh phí và ngày công trên 50 triệu đồng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công xây dựng các công trình như: Nhà văn hóa bản, khuôn viên nhà văn hóa khang trang sạch đẹp, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.

- Cùng với các bản trong toàn xã, quyên góp hỗ trợ và tham gia ngày công khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ; giúp đỡ các hộ gia đình trong bản và nhân dân các bản trên địa bàn của huyện với số kinh phí và ngày công trên 45.000.000 đồng.

3. Lĩnh vực AN và trật tự an toàn xã hội

- Chỉ đạo Công an viên, tổ an ninh bản luôn làm tốt công tác phối hợp giữa 2 lực lượng dân quân, công an tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đảm bảo  an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội; kịp thời xử lý, giải quyết khi có vụ việc xảy ra, không để phức tạp, tồn động kéo dài.

- Duy trì A dân quân bản, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

4. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới 

 Ban quản lý bản đã chủ động chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới; tập trung công tác tuyên truyền  để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng Chương trình xây dựng NTM. Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao nhằm thu hút các tầng lớp nhân dân chung tay xây dựng NTM, với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thủ hưởng”, từ đó nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện các phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế.Tổng kinh phí thực hiện 5.212.000.000 đồng. số hộ có nhà tắm, bể nước và nhà tiêu hợp vệ sinh tang từ 48% năm 2017 lên 83,1% năm 2019.

Với những kết quả trên bản Sại hoàn thành 14/14 tiêu chí, được Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn ký Quyết định số  2185/QĐ-UBND ngày 28/11/2017 Công nhận bản đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.

Riêng năm  2018 từ nguồn kinh phí trên hỗ trợ của cấp trên, được sự thống nhất của chi bộ và nhân dân đã triển khai xây dựng công trình nhà văn hóa, nhà vệ sinh, tường dào, khuôn viên, với số kinh phí và ngày công 150 triệu đồng.

5. Công tác quản lý, điều hành của Ban quản lý bản

Ban Quản lý đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý điều hành, đề cao trách nhiệm cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chủ động cụ thể hoá Nghị quyết của Chi bộ đề ra, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có trọng tâm, trọng điểm. Giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong quần chúng nhân dân quan tâm.

6. Hoạt động của ban Công tác mặt trận và các đoàn thể

Hoạt động của ban Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thu được nhiều kết quả. Phương pháp tập hợp quần chúng ngày một đa dạng, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Các đoàn thể chính trị xã hội luôn củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động sát với thực tế, từng bước đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng và tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên. Đông đảo hội viên tham gia vào tổ chức.

II. NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1- Những tồn tại hạn chế

1.1- Về kinh tế:

- Chỉ tiêu, kế hoạch trong nhiệm kỳ  cơ bản hoàn thành, xong có mặt còn chậm và hiệu quả chưa cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với lợi thế, nhất là về lâm nghiệp, phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, chất lượng còn thấp.

- Chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công nghiệp, chưa thu hút và tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ.

- Các hoạt động thương mại, dịch vụ, trao đổi hàng hóa tuy có bước phát triển nhưng vẫn còn chậm so với tình hình phát triển chung, chủ yếu hàng hóa tự cung, tự cấp.

 1.2- Văn hoá xã hội.

Chất lượng hoạt động bản văn hóa, gia đình văn hoá chưa được duy trì thường xuyên. Thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang nhìn chung còn lãng phí, tốn kém.

Việc duy trì thực hiện tiêu chí về xây dựng nông thôn mới có thời điểm còn hạn chế; nhất là tiêu chí về môi trường, giao thông…

1.3- Quốc phòng – an ninh

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên và  nhân dân chưa thường xuyên, nhận thức và chấp hành pháp luật của số ít người dân còn hạn chế; việc sử dụng súng săn, xung kích điện trái phép đang còn diễn ra; một bộ phận thanh, thiếu niên còn ham chơi, đua đòi.

2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Về khách quan:

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, do ảnh hưởng của tập quán sản xuất và tư duy chưa đổi mới; ý thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tiểu thủ công nghiệp thiếu vốn đầu tư, sản xuất; do đó chưa  đáp ứng nhu cầu giải quyết việc làm tại chỗ.

+ Trình độ dân trí không đồng đều, sử dụng lao động, hiệu quả chất lượng còn thấp.

- Về chủ quan:

+ Trình độ năng lực lãnh đạo của đội ngũ cấp ủy – BQL chưa đồng đều, chủ yếu vận dụng qua kinh nghiệm thực tế.

+ Việc triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu kiểm tra, giám sát, các đoàn thể vào cuộc chưa đồng bộ trong thực hiện công việc.

III- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ qua, BQL đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

1- Trước hết phải tranh thủ sự giúp đỡ, sát sao của các cấp, các ngành từ Huyện  đến Xã; mà trực tiếp là Đảng uỷ, HĐND, UBND và các khối đoàn thể của xã.

2- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, đề cao quyền làm chủ của nhân dân.

3- Phát huy vai trò lãnh đạo Đảng; điều hành của chính quyền trong xây dựng Chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm; phải bám sát các định hướng chỉ tiêu đề ra, có tính chiến lược. Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kính tế - xã hội; gắn với  đảm bảo an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội.

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA NHIỆM KỲ 2020 - 2022

1- Phương hướng chung

 Tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghị quyết 04, 05, 07 của Huyện ủy Quan Sơn; Chương trình hành động của Đảng ủy,  kế hoạch của UBND xã Tam Lư về xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững. Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; không ngừng được phát huy; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM; phấn đấu xây dựng bản nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.

2- Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt  12 % vào năm 2022;

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 34 - 37 triệu đồng /người/năm

- Hàng năm tạo được việc làm mới cho 20 - 25 lao động trở lên; trong đó xuuats khẩu lao động phấn đấu từ  - đến 10 lao động

- 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 5 %;

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15 %;

- Tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt  95 % trở lên;

- Phấn đấu năm 2023 đạt bản nông thôn mới kiểu mẫu.

2.1- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước phát triển mới đối với nông, lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt; làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm đưa giống mới có năng xuất cao vào sản xuất. Làm tốt công tác bảo vệ rừng. Trồng mới từ  15 ha rừng các loại, tỷ lệ che phủ rừng đạt 96 % trở lên. Đến năm 2023 tỷ trọng chăn nuôi chiếm 29 %, nông lâm, thủy sản ước đạt 18 %, dịch vụ thương mại ước đạt 6 %; khai thác tài nguyên ước đạt  90 %.

Khuyến khích, tạo điều kiện, giúp đỡ nông dân xây dựng các xưởng chế biến lâm sản như: tăm mành, đũa tăng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Làm tốt công tác quản lý, khai thác nan thanh có hiệu quả, khai thác theo quy trình để đảm bảo trong mùa sinh măng; nuôi trồng thuỷ sản, nước sinh hoạt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, không chấp hành nội quy, quy chế của bản.

2.2. Văn hoá – xã hội.

a- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá- xã hội:

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các tầng lớp nhân dân.

Làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt  công tác dân số- kế hoạch hoá gia đình, công tác chăm sóc, bà mẹ, trẻ em.

Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phong trào vệ sinh, phòng bệnh và các biện pháp an toàn thực phẩm, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với Nước; các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.

b-Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội:

Khuyến khích các hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân tại bản.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, công tác xoá đói, giảm nghèo, kịp thời rà soát đề nghị cấp bảo hiểm y tế cho các đối tượng. Duy trì và phát triển quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “ Vì người nghèo” .

3- Đảm bảo Quốc phòng – an ninh

 Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân nhận thức sâu sắc; đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa các loại tội phạm, tai tệ nạn xã hội,  giải quyết tốt các vấn đề bức xúc, vấn đề mới nảy sinh trong nhân dân.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra, không để xảy ra điểm nóng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

 Phát huy sức mạnh của Ban công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội:

Xây dựng, củng cố Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể thực sự trong sạch vững mạnh, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội.

Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động của Ban công tác Mặt trận và các đoàn thể, Phát huy công tác phối hợp giữa Ban công tác Mặt trận, các đoàn thể quần chúng với các lực lượng trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đảm bảo ổn định ANCT – TTATXH; xây dựng làng bản ngày càng giàu đẹp, văn minh thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đề ra./.

 

                                        TM. BQL BẢN KHOÁ XXV